- Hard Reset: Giữ nút Camera + nút Communication (Phía dưới nút volume) bên hông + chọc vào Soft reset Sau đó nhấn nút Send
b) Trường hợp hỏng kênh phát bạn kiểm tra như sau:
Kiểm tra Anten và mối tiếp xúc giữa Anten với vỉ máy
Kiểm tra xem máy có dấu hiệu nước vào không ? nếu có cần rửa bằng nước rửa mạch và sấy khô .
Kiểm tra điện áp V.BAT cấp cho IC công suất phát xem có không, điện áp này cần được đo tại chân IC hoặc các chân tụ lọc cạnh IC
Kiểm tra dòng tiêu thụ của IC công suất phát ( để đo được dòng tiêu thụ bạn cần gỡ cuộn dây trên đường cấp nguồn cho IC ra rồi mắc nối tiếp đường nguồn với đồng hồ đo )
=> Khi bạn chưa bấm lệnh gọi thì dòng tiêu thụ của IC Khuếch đại công suất phát phải bằng 0
+ Nếu dòng tiêu thụ > 0 chứng tỏ IC bị dò + Nếu dòng tiêu thụ >> 0 => IC bị chập
=> Sau khi bấm lệnh phát : 112 OK thì dòng tiêu thụ phải > 0 và khoảng từ 50mA đến 150mA
+ Nếu dòng tiêu thụ không có là hỏng IC hoặc mất lệnh điều khiển phát đưa ra từ IC RF
+ Nếu dòng tiêu thụ quá cao > 250mA là IC bị ăn dòng , nếu IC ăn dòng thì công suất phát cũng bị suy yếu và máy rất nhanh hết Pin
Nếu dòng tiêu thụ của IC khuếch đại công suất phát bình thường, bạn thử đấu một sợi dây điện làm Anten giả ở giữa IC khuếch đại công suất phát với Anten Switch
Anten ( Anten Switch ) bị hỏng .=> Thay thử chuyển mạch Anten
Nếu dòng tiêu thụ của IC khuếch đại công suất phát bằng 0 sau khi bạn bấm 112 OK => chứng tỏ IC không hoạt động
IC khuếch đại phát không hoạt động có thể do - Hỏng bản thân IC khuếch đại công suất phát - Lỗi phần mềm
- Đứt cáp tín hiệu ( nếu có ) - Mất dao động VCO
- IC RF dạn mối hàn - Hỏng IC RF
Bạn thực hiện kiểm tra S/C như sau :
+ Thay thử cáp tín hiệu ( nếu có )
+ Chạy lại phần mềm cho máy ( phương pháp chạy được đề cập ở phần sau ) + Dùng mỏ hàn khò lại IC khuếch đại công suất phát
+ Khò lại IC RF
+ Khò lại bộ dao động VCO
+ Thay thử IC khuếch đại công suất phát + Thay thử IC RF
Các bước trên có tính chất làm theo thứ tự, sau mỗi bước làm ta thử lại, nếu không có kết quả thì mới thực hiện bước kế tiếp .
Bài 13 Mạch xạc Mạch xạc
- Mạch xạc có nhiệm vụ điều khiển dòng xạc vào Pin luôn được ổn định, tự động ngắt xạc khi pin đầy hoặc khi pin quá cạn
Khảo sát mạch xạc:
Khi gắn pin vào điện thoại, ngay lập tức chân BSI của điện thoại sẽ kiểm tra dung lượng pin và báo về để mạch xạc sẵn sàng làm việc. Nếu vì một nguyên nhân nào đó làm cho chân BSI nhận dạng sai định dạng pin thì cũng dẫn đến tình trạng không xạc được. Điện áp từ bộ nạp vào máy được đưa vào mạch xạc thông qua cầu chì F 100 . Nếu điện áp đưa vào quá cao , cầu chì F 100 sẽ tự đứt để bảo vệ mạch xạc. Sau khi đi qua cầu chì điện áp sẽ được dẫn vào qua 1 cuộn dây và được đưa vào IC điều khiển xạc được tích hợp trong IC nguồn sẵn sàng cho quá trình xạc pin. Trên đường vào IC điều khiển xạc , điện áp xạc còn được ổn áp và lọc xung nhiễu qua diot và tụ
Kiểm tra và sử lý:
Khi điện thoại không xạc được ta sử lý như sau: - Vệ sinh lại điểm tiếp xúc xạc
- Gỡ bỏ tụ lọc trên đường BSI
- Kiểm tra lại linh kiện trên đường xạc
- Gỡ bỏ hoặc thay thế các linh kiện trên đường xạc - Nạp lại PM tốt cho máy
Bài 14
Mạch quản lý SIM Mạch quản lý SIM
- Là mạch điều khiển cấp nguồn và trao đổi dữ liệu với SIM, cung cấp các dữ liệu về SIM cho khối điều khiển và cung cấp một bộ nhớ mở rộng nhỏ.
Sơ đồ nguyên lý
Khảo sát mạch quản lý SIM
Sim là một thẻ nhớ hoạt động theo cơ chế cắm vào là chạy do được thiết kế theo nguyên lý thám sát bằng xung được bắt đầu từ VSIM. VSIM ở NOKIA được cấu thành từ 2 thành phần DC 3vôn và AC 3,25 Mhz. Sau khi hệ thống được cấp nguồn, nếu chưa lắp SIM, CPU điều khiển AC phóng ra theo quy ước. Nếu ta lắp SIM vào, AC lập tức biến đổi hồi tiếp báo hiệu sự hiện diện của SIM. Lúc này CPU điều khiển tiếp chíp nguồn SIM phóng ra áp DC theo mức tăng dần đến chừng nào SIM tiếp nhận được xung phục nguyên và hồi tiếp được xung nhịp về IC mã SIM, dữ liệu SIM được “vận chuyển” về CPU thì điện áp DC cung cấp năng lượng cho SIM mới được CPU cố định tại mức 3VDC để đưa SIM vào chế độ làm việc. Nhưng vì lý do gì đó mà SIM không gửi được dữ liệu về ( hoặc do thất thoát dữ liệu và xung 3,25 Mhz, hoặc mạch dẫn bị đứt, IC mã SIM hỏng…) thì CPU sẽ ra lệnh cắt áp DC của VSIM
Từ CPU điều khiển SIM đi qua IC nguồn qua các đường mạch. - SIM DAT - Trao đổi dữ liệu với SIM
- SIM CLK - Xung Clock đưa tới SIM để giải mã dữ liệu Data - SIM RST - Lệnh khởi động SIM
- Từ IC nguồn cho ra điện áp VSIM để cấp nguồn cho SIM Mạch bảo vệ SIM
- Thực chất mạch bảo vệ SIM là bảo vệ IC nguồn tránh các trường hợp như - Lắp ngược SIM, gắn SIM vào không hết, SIM hỏng => gây ra chập chân SIM khi đó nếu không có mạch bảo vệ thì IC nguồn có thể bị hỏng.
- Tuy nhiên khi mạch bảo vệ SIM hỏng lại là nguyên nhân gây ra bệnh máy không nhận SIM
- Mạch bảo vệ thực chất là những Đi ốt Zener chúng sẽ bị chạm chập khi điện áp đặt vào cao quá mức cho phép, gây ra bệnh máy không nhận SIM (máy báo Insert SIM hoặc No SIM v v...)
Kiểm tra và sử lý:
- Kiểm tra và làm sạch giá cài SIM
- Kiểm tra điện áp VSIM ( luu ý điện áp này chỉ xuất hiện khi bật máy và tồn tại 1 thời gian ngắn )
- Kiểm tra IC bảo vệ SIM ( câu tắt nếu cần )
- Hàn lại IC giải mã SIM ( được tích hợp trong IC nguồn ) - Đồng bộ lại máy nếu kiểm tra IMEI là ?????????????
Bài 14 Mạch rung Mạch Rung
dùng để báo cho người sử dụng biết có tín hiệu cuộc gọi hoặc có tín hiệu tin nhắn, mạch này do một IC thực hiện khuếch đại các tín hiệu điều khiển từ vi xử lý rồi cấp cho mô tơ rung
sơ đồ nguyên lý
Khảo sát mạch rung:
Mạch rung bao gồm 1 motor rung, một đầu được nối trực tiếp vào VBAT, một đầu được nối vào IC khuyêch đại rung được tích hợp trong IC nguồn. Khi có tín hiệu cuộc gọi hoặc tin nhắn IC thực hiện khuếch đại các tín hiệu điều khiển từ vi xử lý rồi cấp cho mô tơ rung
Kiểm tra và sử lý
- Dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra motor rung - Kiểm tra điện áp VBAT cấp thẳng cho motor rung - Kiểm tra đường tín hiệu điều khiển từ IC nguồn - Hàn lại IC nguồn
- Thay thế IC nguồn
Bài 15 Mạch chuông
Mạch chuông
dùng để báo cho người sử dụng biết có tín hiệu cuộc gọi hoặc có tín hiệu tin nhắn, mạch này do một IC thực hiện khuếch đại các tín hiệu điều khiển từ vi xử lý rồi cấp cho chuông
sơ đồ nguyên lý
Khảo sát mạch khuyech đại chuông
Mạch khuyech đại chuông bao gồm 1 IC khuyech đại tín hiệu.Một chân trong IC được nối trực tiếp vào VBAT.Tín hiệu âm tần từ IC nguồn được đưa vào IC chuông qua các linh kiện thụ động như tụ điện, điện trỏ, một chân cua IC chuông được nối thông với CPU. Khi có tín hiệu cuộc gọi hoặc tin nhắn IC chuông thực hiện khuếch đại các tín hiệu được điều khiển từ vi xử lý
Kiểm tra và sử lý:
- Dùng đồng hồ kiểm tra loa chuông - Kiểm tra điểm tiếp xúc chuông
- Đo trở kháng tại các điểm tiếp xúc chuông - Kiểm tra điện áp VBAT cấp cho IC chuông - Thay thế IC chuông
- Hàn lại hoặc thay thế IC nguồn và CPU
Bài 16 Mạch đèn LED Mạch đèn LED
Mạch Led có nhiệm vụ chiếu sáng màn hình và bàn phím khi máy hoạt động ở chế độ sử dụng.
Sơ đồ nguyên lý:
Có 2 loại IC khuyech đèn cơ bản - Loại IC có 8 chân
- Loại IC chân gầm
Hình minh họa
IC đèn chân gầm
Khảo sát mạch đèn LED
Mạch đèn bao gồm 1 IC khuyech đại điện áp.IC đèn được cấp nguồn trực tiếp từ VBAT. IC đèn được điều khiển từ IC nguồn bằng lệnh EN thông qua sự thay đổi điện áp. Khi máy ở chế độ sử dụng, lệnh EN thay đổi từ 0V lên 3,7V, điện áp sau khi được khuyech đại sẽ được khoảng 7,5V đến 14V để cấp cho hệ thống đèn LED.
Kiểm tra và sử lý
- Kiểm tra màn hình và tiếp xúc màn hình - Kiểm tra đèn LED
- Kiểm tra điện áp cấp cho IC đèn - Hàn lại hoặc thay thế IC đèn - Hàn lại hoặc thay thế IC nguồn
Bài 17 Mạch MIC Mạch MIC
Dùng để thu âm thanh từ người nói
Khảo sát mạch MIC
Âm thanh từ người sử dụng sẽ được MIC thu lại và chuyển về IC nguồn để chuyển đổi từ Analog sang Digital
Kiểm tra và sử lý
- Kiểm tra MIC
- Kiểm tra tíêp xúc và trở kháng tại điểm tiếp xúc - Kiểm tra mạch từ MIC đến IC nguồn
- Hàn lại hoặc thay thế IC nguồn
Bài 18
Mạch loa trong ( loa đàm thoại ) Mạch loa trong
Dùng để chuyền tải âm thanh đến tai người sử dụng
Sơ đồ nguyên lý
Khảo sát mạch loa trong
Tín hiệu Digital sau khi được chuyển đổi thành Analog sẽ được đưa ra loa qua hai cuộn dây ( 2 cuộn dây này được sử dụng để lọc các tín hiệu cao tần ) và được lọc xung nhiễu bằng các tụ nối mát
Kiểm tra và sử lý
- Kiểm tra loa
- Kiểm tra tiếp xúc và đo trở kháng ở 2 điểm tiếp xúc loa - Hàn lại hoặc thay thế IC nguồn
Bài 19
Mạch sử lý bàn phím Mạch sử lý bàn phím
Dùng để chuyển những yêu cầu người dùng thành lệnh mà bộ vi sử lý có thể hiểu được
Sơ đồ nguyên lý
Khảo sát mạch bàn phím
Mạch sử lý bàn phím bao gồm các điểm tiếp xúc và được kết nối bằng các cột và các hàng. Nó được sử lý trực tiếp từ CPU.Trong mạch sử lý bàn phím thường có một IC sử lý phím có nhiệm vụ chuyển các lệnh điều khiển từ CPU theo các cột và hàng được quy ước sẵn.
Mỗi phím bấm là sự giao nhau giữa hàng (ROW) và cột (COL), khi ta bấm một phím thì sẽ chập từ một hàng vào một cột
- Nếu mất tác dụng của một phím thì thường do bản thân phím đó không tiếp xúc - Nếu đứt mạch thì thường bị mất một dãy phím theo chiều ngang hoặc chiều dọc không có tác dụng
- Bộ lọc bàn phím có tác dụng triệt tiêu các xung điện xâm nhập qua bàn phím không cho chúng tác động làm hỏng CPU
Kiểm tra và sử lý
- Kiểm tra tiếp xuc bàn phím
- Kiểm tra trở kháng các điểm tiếp xúc phím - Hàn lại hoặc thay thế IC quản lý phím - Hàn lại hoặc thay thế CPU
Bài 19 Mạch thẻ nhớ Mạch thẻ nhớ
- Là mạch điều khiển cấp nguồn và trao đổi dữ liệu với thẻ nhớ, cung cấp các dữ liệu về thẻ nhớ cho khối điều khiển và cung cấp thêm cho điện thoại một bộ nhớ ngoài
Sơ đồ nguyên lý
Khảo sát mạch thẻ nhớ
Mạch thẻ nhớ được cấu thành từ IC điều hợp và bộ bảo vệ dẫn thông , tất cả chịu sự kiểm soát và điều khiển của CPU.
Kiểm tra và sử lý
- Kiểm tra và làm sạch tiếp xúc thẻ nhớ
- Kiểm tra trở kháng tại các điểm tiếp xúc thẻ nhớ - Kiểm tra điện áp VMMC = 2,8V cấp cho thẻ nhớ - Hàn lại hoặc thay thế ic bảo vệ thẻ nhớ
- Hàn lại hoặc thay thế ic quản lý thẻ nhớ - Hàn lại hoặc thay thế CPU
Bài 20
Mạch lọc màn hình Mạch lọc màn hình
Có nhiệm vụ dẫn thông tín hiệu từ CPU lên màn hình
Sơ đồ nguyên lý
Khảo sát mạch lọc màn hình
Xung từ CPU đưa lên màn hình vừa có tần số cao, vừa có độ dốc lớn nên buộc nhà thiết kế phải xây dựng 1 mô hình bảo vệ đáp ứng nhanh. Bộ bảo vệ này được thiết kế bằng nhiều hình thức với chỉ mục đích cuối cùng là bảo vệ an toàn các bộ chủ động trước-sau là CPU và màn hình. Bởi vậy trên tuyến tín hiệu này các bộ bảo vệ luôn chịu áp lực rất lớn
Màn hình LCD do CPU điều khiển trực tiếp thông qua các đường tín hiệu: - D0 đến D7 - 8 đường dữ liệu từ CPU đưa tới màn hình
- WR - Lệnh ghi dữ liệu lên chíp nhớ trên màn hình - RD - Lệnh đọc dữ liệu
- RES - Lệnh Reset để khởi động và làm tươi màn hình - CS - Lệnh chọn chế độ làm việc, tín hiệu quét
- Led In - Led Out - Điện áp cấp cho Led chiếu sáng màn hình - VIO - Nguồn cấp cho màn hình
- VLCD - Nguồn cấp cho màn hình
Kiểm tra và sử lý
- Kiểm tra conect màn hình
- Kiểm tra các đường điện áp cấp cho màn hình - Hàn lai hoặc thay thế IC loc màn hình
- Hàn lại hoặc thay thế CPU
Bài 21 Mạch CAMERA Mạch Camera
- Mạch Camera gồm một chiếc Camera và có thể có thêm một IC tiền xử lý tín hiệu trước khi tín hiệu thu từ Camera được đưa về CPU xử lý để hiển thị hoặc nạp vào bộ nhớ.
Kiểm tra và sử lý
- Kiểm tra camera
- Kiểm tra tiếp xúc giá gắn camera
- Kiểm tra các đường điện áp cấp cho camera - Hàn lại hoặc thay thế IC sử lý camera
- Hàn lại hoặc thay thế CPU
Bài 22
Phân tích cụ thể các dòng máy thông dụng I- Sơ đồ khối điện thoại 1110i
Sơ đồ khối máy Nokia 1110 / 1110i dòng DCT4 Khối nguồn :
Khối nguồn của Nokia 1110i sử dụng một IC quản lý nguồn trong đó có tích hợp nhiều thành phần như :
- Tích hợp mạch xạc (Charging)
- Tích hợp mạch Rung - Chuông (Vibra - Buzzer) - Tích hợp mạch xử lý Audio
Điện áp khởi động: (là điện áp cấp cho khối điều khiển - xuất hiện khi ta bấm công tắc) bao gồm:
- VR2 (điện áp khởi động số 1) cấp cho mạch dao động OSC để tạo xung Clock, mạch dao động OSC của máy Nokia 1110i được tích hợp trong IC RF - VCORE ( điện áp khởi động số 2) là nguồn chính cấp cho CPU
- VIO (điện áp khởi động số 3) là nguồn chính cấp cho Memory và là nguồn phụ cấp cho CPU
Điện áp thứ cấp: (là điện áp xuất hiện khi có sự điều khiển của vi xử lý, điện áp này cấp cho khối thu phát) bao gồm
các điện áp VR1, VR2, VR4, VR5, VR6 cấp cho IC RF và VR7 cấp cho mạch dao động VCO
Khối điều khiển :
Khối điều khiển thực hiện điều khiển hầu hết các hoạt động của máy, thành phần của khối điều khiển bao gồm các linh kiện :
- CPU (vi xử lý) thực thi các mã lệnh của phần mềm rồi đưa ra các tín hiệu điều