Sơ đồ khối máy

Một phần của tài liệu Giáo trình mạng điện thoại di động (Trang 77 - 88)

Máy Nokia 7610 thuộc dòng máy WD2, máy chạy hệ điều hành Symbian S60, máy thiết kế chắc chắn, hình thức đẹp trang nhã, hỗ trợ chụp ảnh, quay phim, xem Video, có Bluetooth và FM nên được sử dụng rất nhiều trên thị trường.

Sơ đồ khối máy Nokia 6670 / 7610 dòng WD2 Khối nguồn :

Khối nguồn của Nokia 7610 sử dụng một IC quản lý nguồn trong đó có tích hợp nhiều thành phần như :

- Tích hợp mạch xạc (Charging)

- Tích hợp mạch Rung - Chuông (Vibra - Buzzer) - Tích hợp mạch xử lý Audio

Điện áp khởi động: (là điện áp cấp cho khối điều khiển - xuất hiện khi ta bấm công tắc) bao gồm:

- VR3 - 2,8V (điện áp khởi động số 1) cấp cho mạch dao động OSC để tạo xung Clock, mạch OSC tạo ra 26MHz sau đó đưa qua IC RF để chia tần lấy ra 13MHz cấp cho CPU

- VCOREA - 1,5V ( điện áp khởi động số 2) là nguồn chính cấp cho CPU, điện áp này không đi ra từ IC nguồn mà do IC N230 cung cấp, IC nguồn đưa ra lệnh En để điều kiển IC N230.

- VIO - 2,8V (điện áp khởi động số 3) là nguồn chính cấp cho Memory và là nguồn phụ cấp cho CPU

Điện áp thứ cấp: (là điện áp xuất hiện khi có sự điều khiển của vi xử lý, điện áp này cấp cho khối thu phát) bao gồm

dao động VCO

Khối điều khiển :

Khối điều khiển thực hiện điều khiển hầu hết các hoạt động của máy, thành phần của khối điều khiển bao gồm các linh kiện :

- CPU (vi xử lý) thực thi các mã lệnh của phần mềm rồi đưa ra các tín hiệu điều khiển, điều khiển các hoạt động của máy, nếu hỏng CPU thì máy không lên nguồn hoặc mất một số chức năng của máy.

- IC nhớ Flash - Lưu trữ phần mềm điều khiển và phần mềm ứng dụng, phần mềm điều khiển là các file điều khiển sự hoạt động của máy, phần mềm ứng dụng là các chương trình nghe nhạc, xem phim, hình ảnh, nhạc chuông, video, game..., khi tắt nguồn, dữ liệu trong Flash vẫn tồn tại, nếu hỏng bộ nhớ Flash thì CPU không có phần mềm để xử lý, vì vậy nó không đưa ra một lệnh nào cả và máy không lên nguồn.

- IC nhớ SRAM - Lưu tạm các chương trình phần mềm đang chạy để phục vụ trực tiếp cho CPU xử lý, khi tắt nguồn, dữ liệu trong SRAM bị xoá, nếu hỏng SRAM thì CPU không có phần mềm để xử lý và máy không lên nguồn.

- Mạch dao động OSC - Mạch dao động OSC có nhiệm vụ tạo xung Clock cung cấp cho CPU hoạt động và đồng bộ dữ liệu của toàn bộ máy, nếu mất xung Clock thì CPU không hoạt động được, trên các máy Nokia thì mạch OSC tạo ra 26MHz sau đó đi qua IC RF chia tần để lấy ra 13MHz rồi cấp cho CPU.

- Bàn phím - Giúp người sử dụng điều khiển các hoạt động của máy - Màn hình LCD - hiển thị các giao diện để giao tiếp với người sử dụng. - MMC - Thẻ nhớ ngoài - Là bộ nhớ mở rộng thường dùng để lưu phần mềm ứng dụng của máy

Khối thu phát :

Khối thu phát của máy Nokia 7610 bao gồm kênh thu và kênh phát, mạch Audio được tích hợp trong IC nguồn.

Kênh thu :

- Chuyển mạch Anten (Ant SW) - thực hiện chuyển mạch giữa các băng sóng GSM(900MHz), DCS(1800MHz) với băng PCS(1900MHz) và chuyển mạch giữa chế độ thu với chế độ phát

- Bộ lọc thu (RX Filter) - Lọc bỏ các tín hiệu can nhiễu, chỉ cho tần số cần thu đi qua

- Mạch đổi tần (trong IC RF) - thực hiện đổi tần để rời tín hiệu thu RX về vùng tần số thấp hơn trước khi tách sóng.

- Bộ dao động VCO - tạo dao động cung cấp cho mạch đổi tần ở chế độ thu và cho mạch điều chế cao tần ở chế độ phát.

- Mạch tách sóng (trong IC RF) - thực hiện tách sóng điều pha để lấy ra các tín hiệu điều chế vuông góc RXI và RXQ

- Mạch giải mã (thuộc mạch Audio - tích hợp trong IC nguồn) - thực hiện giải mã để tách tín hiệu thoại ra khỏi các tín hiệu khác.

- Mạch đổi DAC (thuộc mạch Audio - tích hợp trong IC nguồn) - thực hiện đổi tín hiệu số sang tín hiệu Analog lấy ra tín hiệu âm thanh đưa ra loa.

- IC Audio amply - khuếch đại âm thanh cho loa ngoài Kênh phát :

- Mạch đổi ADC (thuộc mạch Audio - tích hợp trong IC nguồn) - thực hiện đổi tín hiệu âm tần Analog sang tín hiệu số - Mạch mã hoá (thuộc mạch Audio - tích hợp

trong IC nguồn) - thực hiện mã hoá các tín hiệu âm thanh số, tín hiệu tin nhắn và tín hiệu điều khiển tạo thành các tín hiệu TXIP, TXIN, TXQP và TXQN cung cấp cho mạch điều chế phát

- Mạch điều chế phát (trong IC RF) - thực hiện điều chế các tín hiệu sau khi mã hoá vào sóng cao tần do mạch dao động VCO tạo ra.

- Bộ lọc phát (TX Filter) - lọc bỏ tín hiệu can nhiễu, cho tần số cần phát đi qua - IC khuếch đại công suất phát (P.A) - khuếch đại tín hiệu phát lên công suất đủ mạnh để có thể phát sóng về tới các trạm BTS rồi truyền về tổng đài.

III-Phân tích sơ đồ khối máy NOKIA 6610 / 7210 (dòng DCT4)

Máy Nokia 6610 thuộc dòng máy DCT4, đây là dòng máy màn hình mầu nhưng không chạy hệ điều hành, máy tương đối phổ biến do những tính năng dễ sử dụng và có độ bền cao, giá thành hợp lý.

Sơ đồ khối máy Nokia 6610 dòng DCT4 Khối nguồn :

Khối nguồn của Nokia 6610 sử dụng một IC quản lý nguồn trong đó có tích hợp nhiều thành phần như :

- Tích hợp mạch xạc (Charging)

- Tích hợp mạch Rung - Chuông (Vibra - Buzzer) - Tích hợp mạch xử lý Audio

Điện áp khởi động: (là điện áp cấp cho khối điều khiển - xuất hiện khi ta bấm công tắc) bao gồm:

- VR3 (điện áp khởi động số 1) cấp cho Bộ dao động OSC để tạo xung Clock - VCORE ( điện áp khởi động số 2) là nguồn chính cấp cho CPU

- VIO (điện áp khởi động số 3) là nguồn chính cấp cho Memory và là nguồn phụ cấp cho CPU

Điện áp thứ cấp: (là điện áp xuất hiện khi có sự điều khiển của vi xử lý, điện áp này cấp cho khối thu phát) bao gồm

các điện áp VR1, VR2, VR4, VR5, VR6 cấp cho IC RF và VR7 cấp cho mạch dao động VCO

Khối điều khiển :

Khối điều khiển thực hiện điều khiển hầu hết các hoạt động của máy, thành phần của khối điều khiển bao gồm các linh kiện :

- CPU (vi xử lý) thực thi các mã lệnh của phần mềm rồi đưa ra các tín hiệu điều khiển, điều khiển các hoạt động của máy, nếu hỏng CPU thì máy không lên nguồn hoặc mất một số chức năng của máy.

mềm điều khiển là các file điều khiển sự hoạt động của máy, phần mềm ứng dụng là các chương trình nghe nhạc, xem phim, hình ảnh, nhạc chuông, video, game..., khi tắt nguồn, dữ liệu trong Flash vẫn tồn tại, nếu hỏng bộ nhớ Flash thì CPU không có phần mềm để xử lý, vì vậy nó không đưa ra một lệnh nào cả và máy không lên nguồn.

- IC nhớ SRAM - Lưu tạm các chương trình phần mềm đang chạy để phục vụ trực tiếp cho CPU xử lý, khi tắt nguồn, dữ liệu trong SRAM bị xoá, nếu hỏng SRAM thì CPU không có phần mềm để xử lý và máy không lên nguồn.

- Bộ dao động OSC - Bộ dao động OSC có nhiệm vụ tạo xung Clock cung cấp cho CPU hoạt động và đồng bộ dữ liệu của toàn bộ máy, nếu mất xung Clock thì CPU không hoạt động được, trên các máy Nokia thì mạch OSC tạo ra 26MHz sau đó đi qua IC RF chia tần để lấy ra 13MHz trước khi cấp cho CPU.

- Bàn phím - Giúp người sử dụng điều khiển các hoạt động của máy - Màn hình LCD - hiển thị các giao diện để giao tiếp với người sử dụng.

Khối thu phát :

Khối thu phát của máy Nokia 6610 bao gồm kênh thu và kênh phát, mạch Audio được tích hợp trong IC nguồn.

Kênh thu :

- Chuyển mạch Anten (Ant SW) - thực hiện chuyển mạch giữa các băng sóng GSM với DCS và chuyển mạch giữa chế độ thu với chế độ phát.

- Mạch đổi tần (trong IC RF) - thực hiện đổi tần để rời tín hiệu thu RX về vùng tần số thấp hơn trước khi tách sóng.

- Mạch tách sóng (trong IC RF) - thực hiện tách sóng điều pha để lấy ra các tín hiệu điều chế vuông góc RXI và RXQ

- Mạch giải mã (thuộc mạch Audio - tích hợp trong IC nguồn) - thực hiện giải mã để tách tín hiệu thoại ra khỏi các tín hiệu khác.

- Mạch đổi DAC (thuộc mạch Audio - tích hợp trong IC nguồn) - thực hiện đổi tín hiệu số sang tín hiệu Analog lấy ra tín hiệu âm thanh đưa ra loa.

- IC Audio amply - khuếch đại âm thanh cho loa ngoài Kênh phát :

- Mạch đổi ADC (thuộc mạch Audio - tích hợp trong IC nguồn) - thực hiện đổi tín hiệu âm tần Analog sang tín hiệu số - Mạch mã hoá (thuộc mạch Audio - tích hợp trong IC nguồn) - thực hiện mã hoá các tín hiệu âm thanh số, tín hiệu tin nhắn và tín hiệu điều khiển tạo thành các tín hiệu TXIP, TXIN, TXQP và TXQN cung cấp cho mạch điều chế phát

- Mạch điều chế phát (trong IC RF) - thực hiện điều chế các tín hiệu sau khi mã hoá vào sóng cao tần do mạch dao động VCO tạo ra.

- Bộ lọc phát (TX Filter) - lọc bỏ tín hiệu can nhiễu, cho tần số cần phát đi qua - IC khuếch đại công suất phát (P.A) - khuếch đại tín hiệu phát lên công suất đủ mạnh để có thể phát sóng về tới các trạm BTS rồi truyền về tổng đài.

Một phần của tài liệu Giáo trình mạng điện thoại di động (Trang 77 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w