Phân tích sử dụng vật tư

Một phần của tài liệu Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh (Trang 80 - 84)

1 4 Nhiệm vụ phân tích hoạt động kinh doanh

3.3.3Phân tích sử dụng vật tư

Sử dụng tiết kiệm vật tư là một trong những mục tiêu cơ bản để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm dịch vụ, tăng mức lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bởi vậy, việc phân tích tình hình sử dụng vật tư cho hoạt động kinh doanh phải được tiến hành thường xuyên, định kỳ trên các mặt khối lượng vật tư, định mức tiêu hao vật tư.

1. Phân tích khối lượng vật tư:

Để phân tích, cần xác định chỉ tiêu lượng vật tư dùng cho sản xuất cung cấp sản phẩm dịch vụ.

Lượng vật tư dùng Lượng vật tư cho Lượng vật tư còn sản xuất cung cấp = sản xuất cung cấp - lại chưa hoặc không sản phẩm dịch vụ sản phẩm dịch vụ dùng đến

Lượng vật tư còn lại chưa dùng đến, cuối kỳ kiểm kê thường có sự chênh kệch không đáng kể. Nếu lượng vật tư còn lại chưa hoặc không dùng đến bằng 0, thì

Lượng vật tư dùng Lượng vật tư cho sản xuất cung cấp = sản xuất cung cấp sản phẩm dịch vụ sản phẩm dịch vụ

Để phân tích mức độ đảm bảo khối lượng vật tư cho sản xuất cung cấp sản phẩm dịch vụ, cần phải tính hệ số:

Lượng vật tư Lượng vật tư nhập Hệ số đảm bảo vật tư dự trữ đầu kỳ + trong kỳ cho hoạt động kinh doanh =

Lượng vật tư cần dùng trong kỳ

Các chỉ tiêu trên cần tính và phân tích cho từng loại vật tư. Đặc biệt đối với các loại vật tư không thay thế được.

Để phân tích tình hình sử dụng khối lượng vật tư vào hoạt động kinh doanh, cần phải xác định mức biến động tuyệt đối và mức biến động tương đối.

- Mức biến động tuyệt đối + Số tương đối: M1

x 100 Mkh

+ Số tuyệt đối: ∆M = M1 - Mkh

Kết quả tính toán cho thấy khối lượng vật tư thực tế sử dụng so với kế hoạch tăng hay giảm, việc tổ chức cung ứng vật tư tốt hay xấu.

- Mức biến động tương đối + Số tương đối: M1

x 100 Mkhx IDt

+ Số tuyệt đối: ∆M = M1 - Mkhx IDt

Kết quả tính toán trên phản ánh mức sử dụng vật tư vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tiết kiệm hay lãng phí.

2. Phân tích biến động tổng mức chi phí vật tư cho hoạt động kinh doanh

Để sản xuất cung cấp sản phẩm dịch vụ, các doanh nghiệp phải sử dụng nhiều loại vật tư. Do vậy, tổng mức chi phí vật tư cho hoạt động kinh doanh phụ thuộc vào các nhân tố:

- Sản lượng sản phẩm dịch vụ hoàn thành (qi)

- Kết cấu về sản lượng sản phẩm dịch vụ

- Định mức tiêu hao vật tư cho một đơn vị sản phẩm dịch vụ (mi)

Mối quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích (Tổng mức chi phí vật tư) với các nhân tố có thể biểu thị như sau:

M = Σ qi mi si

Sử dụng các phương pháp phân tích loại trừ, có thể xác định mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến chỉ tiêu tổng mức chi phí vật tư:

- Do ảnh hưởng của nhân tố sản lượng sản phẩm dịch vụ và kết cấu sản lượng sản phẩm dịch vụ:

∆M(q) = Σ qi1 mikh sikh - Σ qikh mikh sikh

- Do ảnh hưởng của nhân tố định mức tiêu hao vật tư cho sản xuất cung cấp sản phẩm dịch vụ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

∆M(m) = Σ qi1 mi1 sikh - Σ qi1 mikh sikh

- Do ảnh hưởng của nhân tố đơn giá vật tư cho sản xuất cung cấp sản phẩm dịch vụ: ∆M(s) = Σ qi1 mi1 si1 - Σ qi1 mi1 sikh

Tổng hợp ảnh hưởng của tất cả các nhân tố

∆M = ∆M(q) + ∆M(m) + ∆M(s)

Ví dụ: Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch tổng mức chi phí vật tư cho sản xuất sản phẩm dịch vụ theo tài liệu sau:

Bảng 3.6 Tình hình thực hiện kế hoạch tổng mức chi phí vật tư

Tên sản phẩm Khối lượng sản phẩm hoàn thành Loại vật tư

Đơn giá vật tư (103 đ) Mức tiêu dùng vật tư cho đvSP Chi phí vật tư cho sản xuất sản phẩm (103 đ) KH TH KH TH KH TH KH TH A 20 25 a b 20 30 22 28 10 15 8 12 4000 9000 4400 8400 B 50 50 a b 20 30 22 28 18 15 20 14 18000 22500 22000 19600

Đối tượng phân tích:

ΔM = Σ qi1 mi1 si1 - Σ qikh mikh sikh = 900 (ng. đồng)

Tổng mức chi phí vật tư cho sản xuất sản phẩm thực tế so với kế hoạch tăng lên 900.000 đồng. Đó là do:

- Khối lượng sản phẩm tăng lên, làm cho tổng mức chi phí vật tư thực tế so với kế hoạch tăng lên 3250 (ng.đồng)

- Do mức tiêu dùng vật tư để sản xuất đơn vị sản phẩm giảm làm cho tổng mức chi phí vật tư cho sản xuất sản phẩm kỳ thực tế so với kế hoạch giảm đi 2400 (ng. đồng)

- Do đơn giá vật tư xuất kho tăng lên, làm cho tổng mức chi phí vật tư cho sản xuất sản phẩm thực tế so với kế hoạch tăng lên 50 (ng. đồng).

Kết quả phân tích trên đã xác định được sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu tổng mức chi phí vật tư cho sản xuất sản phẩm.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM DỊCH VỤ

4.1. CHÍ PHÍ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH, GIÁ THÀNH SẢN PHẨM DỊCH VỤ VÀ YÊU CẦU PHÂN TÍCH

Chi phí hoạt động kinh doanh của các đơn vị, doanh nghiệp được thống kê tính toán riêng cho từng loại dịch vụ . Mỗi loại lại được phân theo yếu tố chi phí.

- Chi phí nhân công (Tiền lương, Kinh phí công đoàn, BHXH, Bảo hiểm y tế)

- Chi phí vật liệu (Vật liệu cho sản xuất sản phẩm, khai thác nghiệp vụ; vật liệu cho sử

chữa tài sản và nhiên liệu)

- Chi phí dụng cụ sản xuất

- Chi phí khấu hao TSCĐ

- Chi phí dịch vụ mua ngoài (điện nước, sửa chữa TSCĐ thuê ngoài, vận chuyển bốc dỡ

thuê ngoài..)

- Chi phí bằng tiền khác (bảo hộ lao động, tuyên truyền quảng cáo, hao hồng đại lý, bổ

túc đào tạo..)

Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, trong cơ chế thị trường các đơn vị, doanh nghiệp hàng quý, năm cần tiến hành phân tích chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm dịch vụ, từ đó tìm ra các biện pháp nhằm sử dụng hợp lý chi phí và giảm giá thành. Đồng thời thông qua việc phân tích chi phí kinh doanh sẽ có những quyết định quản lý tối ưu hơn.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh (Trang 80 - 84)