Các giai đoạn của quá trình xã hội hóa:

Một phần của tài liệu Đề cương xã hội học (Trang 53 - 56)

 Vấn đề này được trình bày không đồng nhất ở nhiều học giả. Có học giả tiếp cận với hoạt động lao đông, coi lao động như là một chỉ báo cơ bản của các giai đoạn xã hội hóa cá nhân. Có học giả tiếp cận dưới góc độ tâm lý học lứa tuổi để xác định các giai đoạn xã hội hóa. Còn có học giả phân đoạn xã hội hóa dựa trên sự phát triển của tính dục của cá nhân.

 Về thời điểm bắt đầu và kết thúc của quá trình xã hội hóa cũng được bàn cãi. Người cho rằng quá trình xã hội hóa bắt đầu từ khi cá nhân được sinh ra cho đến lúc chết. Người cho rằng, ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ, con người đã thực hiện những tương tác đầu tiên, và ngay cả hi đã chết, sự ảnh hưởng của một cá nhân có thể còn kéo dài nhiều thế hệ. Theo Brim “xã hội hóa được thực hiện trong suốt cả cuộc đời mỗi con người”

 Theo học thuyết phát triển nhân cách của G.H.Mead (TLH Mỹ): quá trình hình thành nhân cách bắt đầu từ thuở ấu thơ và diễn tiến suốt cả cuộc đời. Sự phát triển cái tôi mang tính xã hội ấy bao gồm 3 giai đoạn:

 Giai đoạn đầu: sự mô phỏng, ở giai đoạn này trẻ em bắt chước hành vi của người lớn một cách vô thức

 Giai đoạn trò chơi, là quá trình trẻ em thay đổi các vai trò, trẻ dần dần xác lập và ý thức được cái “tôi” cùng sự hiểu biết về những người khác trong quá trình tương tác

 Giai đoạn trò chơi tập thể, là giai đoạn trẻ em đánh giá hành vi của mình theo chuẩn mực được thiết lập từ phía những người khác và tuân theo luật chơi hướng tới việc thực hiện các vai trò phù hợp sự mong đợi của xã hội

 Theo học thuyết phân tâm học của Seymund freud ( bác sĩ tâm lý học người Áo gốc Đức): quá trình xã hội hóa cá nhân gồm 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn phát triển nhân cách của trẻ có những vùng kích thích tính dục chủ đạo:

 Giai đoạn 1: vùng gây khoái cảm chủ yếu (vùng kích dục) của đứa trẻ đó là miệng. Sự thỏa mãn cao độ của trẻ là khi được ngậm vào bầu vú người mẹ.

 Giai đoạn 2: vùng kích dục chủ yếu là hậu môn (anus)

 Giai đoạn 3: vùng kích dục chủ yếu là bộ phận sinh dục, xuất hiện sự phân biệt về giới tính.

 Giai đoạn 4: bao gồm giai đoạn tiềm phục ( quan tâm đến các biểu hiện tính dục) và giai đoạn tính giao ( sự thỏa mãn với người khác giới)

Hạn chế: lý thuyết của Freud thiên về tính quy định của các hành vi

 Eric Erikson đã thể hiện 8 giai đoạn của xã hội hóa qua những phản ứng tâm lý điển hình của cá thể ở mỗi giai đoạn:

 Thời kì trẻ sơ sinh từ 0-1 tuổi: tin tưởng và không tin tưởng

 Thời kì trẻ thơ từ 2-3 tuổi: tự chủ và rụt rè, hoài nghi

 Thời kì trước khi đi học, từ 4-5 tuổi: tính chủ động và cảm giác áy náy

 Thời kì đi học, từ 6-11 tuổi: cố gắng không ngừng và tính tự tin

 Thời kì thanh thiếu niên: cùng thừa nhận và lẫn lộn vai diễn

 Thời kì thanh niên và đầu thời kì trưởng thành: cảm giác thân thiết và cảm giác cô độc.

 Thời kì trung niên hay thời kì trưởng thành: quan tâm đến con cháu và quan tâm đến cái tôi

 Thời kì đã trưởng thành và về già: hoàn thiện hay tuyệt vọng

 Các phân đoạn của M.Andreeva ( nữ tâm lý học, xã hội học Nga)

Theo bà quá trình xã hội hóa cá nhân có 3 giai đoạn:

Giai đoạn trước lao động: gồm toàn bộ thời kì từ khi con người sinh ra cho đến khi bắt đầu lao động chính thức ( có thu nhập hoặc lương). Hoạt động chủ đạo ở giai đoạn này là vui chơi, là học tập từ nhà trẻ, lớp mẫu giáo đến các lớp học, các cấp học khác nhau. Các cá nhân từng bước thu nhận những tri thức khoa học và thực tiễn, thiết lập các tương tác xã hội, xác lập những mối quan hệ xã hội mới, dần dân hoàn thiện nhân cách. Kết thúc giai đoạn này khi

cá nhân hoàn thành việc học văn hóa hoặc nghề trong môi trường giáo dục chính thức.

Giai đoạn lao động: bắt đầu từ khi con người bước vào quá trình lao động chính thức cho đến khi kết thúc quá trình bày ( nghỉ hưu). Thời điểm bắt đầu và kết thúc của giai đoạn này cũng có thể chênh lệch theo quy định từng nước ( tuôit lao động có thể sớm hơn, tuổi nghỉ hưu có thể muộn hơn…). Hoạt động chủ đạo của cá nhân trong giai đoạn này là hoạt động trí óc hoặc chân tay trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị văn hóa, xã hội. Trong quá trình này cá nhân không chỉ học hỏi, thu nhận những giá trị, chuẩn mực và các kinh nghiệm xã hội mà còn tái tạo lại chúng, góp phần xây dựng những quan hệ xã hội mới. Đây cũng là giai đoạn mà các địa vị, vai trò của cá nhân được định hình, tương tác xã hội diễn ra mạnh mẽ,tính tich cực xã hội được bộc lộ rõ nét, mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội được tăng cường.

Giai đoạn sau lao động: là giai đoạn kết thúc quá trình lao động chính thức của cá nhân (nghỉ hưu đối với cán bộ công chức). Có quan điểm cho rằng quá trình xã hội hóa cá nhân không còn ý nghĩa trong giai đoạn này bởi các chức năng xã hội của người già đã bị thu hẹp lại. Ngược lại đa số đều cho rằng người già vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo các kinh nghiệm xã hội. Tính tích cực xã hội của họ có thể giảm đi bởi sức khỏe và tuổi tác, song những kinh nghiệm xã hội, những lời dạy bảo của người già vẫn cần thiết trong quá trình xã hội hóa và cần được khích lệ kịp thời. Mặt khác, bản thân người già cũng cần học hỏi để hội nhập, thích ứng với cuộc sống, trước hết là với gia đình và con cháu.

 Tuy vẫn còn hạn chế, song cách phân chia các giai đoạn của Andreeva đã được nhiều người thừa nhận.

Một phần của tài liệu Đề cương xã hội học (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w