Xung đột xã hộ

Một phần của tài liệu Đề cương xã hội học (Trang 45 - 46)

Là hiện tượng phổ biến trong xã hội, là kết quả của sự không phù hợp về lợi ích, về các chuẩn mực giá trị giữa các cá nhân, các nhóm và các tổ chức xã hội

Tính chất các loại xung đột

a, Xung đột mang ý nghĩa tinh cực

• Nhằm duy trì, củng cố trật tự xã hội

• Tăng cường sự thống nhất và sức mạnh đoàn kết của nhóm, tổ chức, cộng đồng xã hội

• Có tác động đột phá, tạo nên những biến đổi mang tính sáng tạo, cách mạng

b, Xung đột mang ý nghĩa tiêu cực

• Phá vỡ sự đồng thuận, sự ổn định và trật tự xã hội

• Lãng phí thời gian, tiêu hao sức lực, làm chậm tiến trình phát triển

• Làm nguy hại đến sự tồn tại của nhóm, suy giảm mối quan hệ xã hội

• Tai họa khó lường của sự hủy diệt môi trường xã hội con người

c, Các hình thức xung đột

• Xung đột trực tiếp

• Xung đột gián tiếp

• Xung đột thứ bậc quyền lực

d, Lý thuyết xung đôt-các hướng tiếp cận trong xã hôi hiện đại:

Trong bối cảnh những xung đột mang tính quốc tế và xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, hình thành một số hướng tiếp cận lí thuyết xong đột theo các chủ đề sau đây:

• Phân tích lý luận xã hội học lịch sử hiện đại về các quan hệ quốc tế từ giác độ các cuôc xung đột hệ tư tưởng, chính trị và chiến lược quân sự trong thời đại nguyên tử.

• Nghiên cứu về chiến tranh hiện đại như là một quá trình được gây ra bởi con người

• Lý thuyết trò chơi ( Buhl, Nicholson): đóng góp vào việc phân loại xung đột, làm sáng tỏ các cấu trúc cơ bản và sơ đồ diễn biến của xung đột.

• Nghiên cứu xung đột và hòa bình: nhằm vào mục đích hạn chế xung đột, ngăn ngừa chiến tranh

Một phần của tài liệu Đề cương xã hội học (Trang 45 - 46)