Nội dung của khái niệm kiểm soát xã hội:

Một phần của tài liệu Đề cương xã hội học (Trang 48 - 50)

 Kiểm soát xã hội chính là 1 trong 2 chức năng của thiết chế xã hội ( điều tiết và kiểm soát xã hội) nhằm ổn định và duy trì trật tự xã hội, song song với việc tạo ra những thay đổi xã hội mang tính tích cực.

 Sự kiểm soát xã hội chính thức bao gồm những quy định, luật lệ, pháp luật (cơ quan, xí nghiệp,

công an, tòa án, nhà tù,…) trong đó các thành viên của các tổ chức kiểm soát xã hội đó là các cơ quan thanh tra, thẩm phán, chánh án, công an, kiểm soát viên…). Sự kiểm soát chính thức thường kèm theo các văn bản luật lệ, hoặc các văn bản dưới luật.

 Sự kiểm soát xã hội phi chính thức, đó là:

 Những trừng phạt (phê phán, đe dọa) tạo ra sức ép trực tiếp điều chỉnh các hành vi lệch lạc

 Sự thuyết phục bằng điều chỉnh hành vi xã hội theo đúng chuẩn mực, giá trị

 Xác định lại chuẩn mực: do sự tác động của dư luận xã hội

 Theo Black, quá trình kiểm soát xã hội được chia thành 4 phong cách sau đây: phong cách trừng phạt, phong cách cân bằng, phong cách trị liệu, phong cách dàn xếp.

 Kiểm soát xã hội với những hành vi phạm xã hội là đối tượng chủ yếu của kiểm soát xã hội. Song cũng cần phân biệt các mức độ vi phạm để kiểm soát với các mức độ khác nhau.

 Vi phạm xã hội mang tính tiêu cực cần phải được kiểm soát thường xuyên, nghiêm ngặt bởi sự vi phạm này có nguy cơ phá vỡ sự ổn định, trật tự xã hội, gây các tác động xấu đến sự nếp sống, đến giá trị, chuẩn mực xã hội, ảnh hưởng đến sự vận hành của hệ thống xã hội

 Vi phạm xã hội mang tính tích cực chính là những hành vi xã hội góp phần thúc đẩy sự

phát triển xã hội, đấu tranh xóa bỏ những tập tục lạc hậu, những thói hư tật xấu, chống tư tưởng bảo thủ, chống tham nhũng ngăn cản bước tiến của xã hội. Trong thời kì cách mạng xã hội hay quá trình đổi mới đất nước, sự vi phạm này xuất hiện nhiều hơn. Đó cũng chính là những biểu hiện của tinh thần dám nghĩ dám làm, năng động và sáng tạo. Tuy nhiên kiểm soát xã hội không chỉ khởi xướng, khích lệ các vi phạm xã hội kiểu này mà còn kiềm chế, điều tiết sao cho phù hợp từng thời kì, từng mối quan hệ và từng lĩnh vực cụ thể.

Câu 20: Di động xã hội là gì? Phân loại di động xã hội

Một phần của tài liệu Đề cương xã hội học (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w