Đảm bảo đủ nguồn vốn cho đầu tư kinh doanh

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập chuyên đề vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Thăng Long (Trang 55 - 56)

II. Nguồn vốn chủ sở hữu 400 987.721.501 1.000.702

2. Chi phí nhân công 13.396.153 161.701.693 148.305

3.3.2. Đảm bảo đủ nguồn vốn cho đầu tư kinh doanh

Quá trình lên kế hoạch sử dụng và đầu tư vốn đòi hỏi trước hết công ty phải có đủ nguồn vốn để tiến hành đầu tư cho hoạt động kinh doanh. Bởi nếu thiếu vốn công ty sẽ mất đi một nguồn lực quan trọng và cơ hội kinh doanh, không thể đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển.

Để tăng nguồn tài trợ, công ty có thể áp dụng một số giải pháp sau: - Khai thác triệt để mọi nguồn vốn của công ty:

Đây là nguồn vốn sẵn có với chi phí vốn thấp nhất mà công ty cần tận dụng bằng cách nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ và VLĐ.

Công ty cần phải có kế hoạch phân bổ và sử dụng vốn một cách thích hợp có hiệu quả. Tận dụng mọi nguồn lực cũng như các lợi thế của mình về nhà cửa, địa thế... để kinh doanh dể tăng doanh thu.

- Tăng tích luỹ tái đầu tư trở lại đầu tư từ lợi nhuận không chia và quỹ khấu hao tài sản cố định.

- Chiếm dụng vốn trong thanh toán:

Tất nhiên đây chỉ là giải pháp tạm thời. Công ty có thể mua theo phương thức trả chậm khi mua hàng hoá, nguyên vật liệu của đơn vị bạn hoặc nhận tiền ứng trước một khoản trong hợp đồng mua bán giữa hai bên. Như vậy, công ty sẽ tăng được nguồn vốn trong ngắn hạn nhưng lại phải chịu chi phí và không hoàn toàn chủ động trong việc sử dụng khoản chiếm dụng đó.

- Vay ngân hàng:

Mặc dù là khách hàng khá thường xuyên của ngân hàng nhưng công ty không thể phát triển chỉ bằng vốn vay ngân hàng mà chỉ nên coi đó là một nguồn vốn tài trợ quan trọng khi cần thiết vì vốn vay thì phải trả lãi, như vậy sẽ làm giảm lợi nhuận của công ty. Thực tế cho thấy trong thời gian qua công ty đã sử dụng tiền vay ngân hàng tương đối lớn để đầu tư kinh doanh. Nhưng công ty đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình với ngân hàng. Đây là nỗ lực rất lớn của công ty.

Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất kinh doanh có nhiều nhu cầu phát sinh, việc mở rộng lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn.

Trong khi đó tín dụng ngân hàng hiện đang được coi là nguồn tín dụng rẻ nhất. Bởi vậy, công ty cần phải coi đây là một khả năng tạo vốn có hiệu quả đáp ứng nhu cầu bổ sung tiền mặt và VLĐ trong ngắn hạn trong điều kiện không ngừng nâng cao vốn của công ty.

- Vay ngắn hạn đảm bảo công trình đầu tư:

Công ty nên coi công trình đang đầu tư như một khoản thế chấp khi cần thiết có thể vay vốn ở ngân hàng, các tổ chức tín dụng cũng như các doanh nghiệp khác.

- Tìm kiếm nguồn tài trợ dài hạn:

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển trong kinh doanh, công ty phải tìm kiếm các nguồn tài trợ dài hạn.

Nếu mở rộng đầu tư kinh doanh vào một số lĩnh vực khác như công ty đang dự định thì nguồn vốn này chưa thể đáp ứng được. Bởi vậy, công ty cần phải lập quỹ phát triển sản xuất, sử dụng quỹ khấu hao hợp lý để tái đầu tư TSCĐ, tìm kiếm đối tác liên doanh, có dự án khả thi để vay vốn dài hạn ngân hàng.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập chuyên đề vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Thăng Long (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w