BẢNG LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY NĂM 2005-

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập chuyên đề vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Thăng Long (Trang 46 - 50)

II. Nguồn vốn chủ sở hữu 400 987.721.501 1.000.702

2. Chi phí nhân công 13.396.153 161.701.693 148.305

BẢNG LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY NĂM 2005-

Đơn vị tính: Đồng

Các chỉ tiêu 2005 2006 So sánh

1- Doanh thu thực hiện(GB) 95.714.549 261.979.680 166.265.131 + 173,71 2- Lợi nhuận thực hiện -12.278.499 12.980.931 25.259.430 + 205,72 3- Vốn kinh doanh BQ 1.009.457.872 1.037.065.423 27.607.551 + 0,03

4- Hệ số phục vụVKD 0,095 0,253 1,663 17,506

5- Hệ số LN của VKD (0,012) 0,013 0,025 + 2.08

(Theo số liệu báo cáo tài chính công ty năm 2005 - 2006)

Nhận xét:

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy hệ số lợi nhuận năm 2006 cao hơn năm 2005 2,08% và hệ số phục vụ của vốn kinh doanh tăng 17,506% là rất tốt, Công ty cần phát huy để tăng nhanh vòng quay vốn hơn nữa.

2.2.7.Công tác kiểm tra kiểm soát tài chính của công ty

Công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Thăng Long GTC là một đơn vị kinh doanh hạch toán độc lập tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân đặt dưới sự giám sát của Sở Kế Hoạch Đầu Tư Hà Nội và Cục Thuế Hà Nội.

Trong nội bộ công ty có thành lập ban kiểm tra kiểm soát giám sát tình hình tài chính của Công ty. Bộ máy kế toán của Công ty có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch Tài chính cho toàn Công ty và theo dõi, quản lý việc sử dụng nguồn vốn của Công ty có mục đích.

Công tác kiểm tra bên ngoài vào công ty tiến hành theo định kỳ và công tác kiểm tra tài chính nội bộ được tiến hành thường xuyên.

2.2.8.Hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong một năm qua

2.2.8.1.Những kết quả đạt được

Qua phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh và thông qua một số chỉ tiêu cụ thể ở trên ta có thể thấy rằng Công ty đã sử dụng vốn tương đối có hiệu quả. Cụ thể như sau:

Số lượng mà Công ty phục vụ cho mọi khách hàng càng không ngừng được tăng lên, sự phát triển của Thị trường đã giúp cho doanh thu của Công ty tăng nhanh. Công ty ngày càng có chỗ đứng trên thị trường và tạo được uy tín đối với người tiêu dùng.

Công ty có khả năng thanh toán các nguồn vốn vay ngắn hạn ngày càng tốt thể hiện qua chỉ tiêu TSLĐ/nợ ngắn hạn năm 2005 năm 2006 lớn

hơn 100%. Đảm bảo cho doanh nghiệp có được những bước đi đảm bảo trong tương lai.

Công ty đã tạo công ăn việc làm ổn định cho CBCNV Công ty với mức lương khá cao (trung bình 1,2 triệu đồng /người/tháng) và luôn thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối vối Nhà Nước.

Công ty đạt được những kết quả trên do những nguyên nhân cơ bản sau:

- Do đặc điểm kinh doanh của Công ty là dịch vụ, sản xuất, thương mại, phục vụ nên nguồn vốn giành cho hoạt động kinh doanh của Công ty là tương đối. Chính vì đặc điểm trên trong quá trình hoạt động kinh doanh bên cạnh việc sử dụng nguồn vốn tự có doanh nghiệp còn sử dụng nguồn vốn đi vay tín dụng.

- Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường đã kéo theo quá trình thị trường hoá nhanh chóng đã giúp Công ty có được những điều kiện rất tốt để ngày càng tốt để ngày càng phát triển mạnh mẽ. Mặt khác, Công ty cũng luôn chú trọng đầu tư nâng cấp máy móc, thiết bị, nâng cao trình độ của công nhân viên trong Công ty để tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ ra thị trường, tăng quy mô và chất lượng sản phẩm, có đội ngũ nhiệt tình năng động trong công việc, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

- Công ty đã thực hiện tốt các khâu từ lập kế hoạch huy động bằng việc khai thác các dịch vụ hợp lý. Việc cung cấp những dịch vụ thanh toán ngay trực tiếp với khách hàng đã làm cho Công ty giảm được sự chiếm dụng vốn đồng thời tăng nhanh vốn để tiếp tục trong hoạt động kinh doanh.

2.2.8.2.Hạn chế và nguyên nhân

Nhìn chung hoạt động của Công ty có những chuyển biến rõ rệt trong một vài năm gần đây. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, việc sử dụng vốn của Công ty còn có những hạn chế. Cụ thể:

- Mức lương lợi vốn cố định và vốn lưu động của Công ty thấp và không ổn định trong những năm gần đây.

- Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu và lợi nhuận/vốn của Công ty ở mức tương đối cao nhưng lại không ổn định qua các năm mặc dù vốn đầu tư và doanh thu vẫn tăng.

- Các khoản phải thu của Công ty còn chiếm tỷ trọng tương đối cao. Tạo ra nhiều khó khăn trong hoạt động quay vòng vốn của Công ty cũng như làm hạn chế hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.

Những hạn chế nêu trên do những nguyên nhân cơ bản sau:

+ Cơ cấu vốn đôi lúc còn chưa hợp lý: Là một đơn vị thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua đầu tư là chủ yếu, do vậy đòi hỏi phải có lượng vốn lưu động khá lớn để đáp ứng nhanh nhu cầu về vốn nhưng thực tế có năm khi so với tổng nguồn vốn, VLĐ chiếm tỷ trọng thấp – chỉ chiếm

khoảng 59% ( Đây là tỷ lệ cao so với những doanh nghiệp thực hiện sản xuất sản phẩm thuương mại chực tiếp nhưng lại là tương đối nhỏ so với một

doanh nghiệp thực hiện đầu tư ). Do đó gây không ít khó khăn cho Công ty trong quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh.

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp khá lớn, ngày càng có chiều hướng tăng lên.

Việc Công ty phân loại TSCĐ không theo nguồn hình thành và hình thái biểu hiện đã gây khó khăn cho Công ty trong việc quản lý vốn. Hiện nay Công ty không được trích khấu hao TSCĐ vô hình mà có lúc khoản này lại lớn hơn khoản khấu hao TSCĐ hữu hình. Đây là điều tồn tại cố hữu của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và của Công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Thăng Long GTC nói riêng và cần có biện pháp khắc phục.

Mặt khác, một số khâu hoạt động kinh doanh chưa được quản lý chặt chẽ, việc sử dụng vốn còn hơi lãng phí.

Tóm lại, qua tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian qua và một số chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn ta thấy: nói chung tình hình sử dụng vốn của Công ty tương đối có hiệu quả nhưng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty chưa thật cao . Trong thời gian tới, Công ty phải có những giải pháp thích hợp để khắc phục những hạn chế trên để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty mình.

Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Thăng Long GTC trong một số năm qua đã đạt được một số thành tích nhất định, tuy vậy vẫn có những hạn chế cần khắc phục xem xét. Để đánh giá kỹ lưỡng hiệu quả sử dụng vốn ta xem xét một số chỉ tiêu cụ thể trong bảng 16:

Bảng 16

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập chuyên đề vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Thăng Long (Trang 46 - 50)

w