Tại các mối hàn góc tấm mỏng (2mm 5 mm) nên dùng phương pháp

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật hàn (Trang 68 - 71)

hàn điểm.

2. Thông thường độ co dọc trên cùng một đơn vị chiều dài, nhỏ hơn chiều so với độ co ngang, cho nên khi phân chia thân tàu thành các phân chiều so với độ co ngang, cho nên khi phân chia thân tàu thành các phân đoạn, cụm chi tiết ta cần đặt nối hàn song song với hướng mà ta cần biến

dạng chung nhỏ.

3. Để tránh các tấm mỏng khỏi bị mất ổn định, khi thiết kế phải tăng

chiều dày tấm hoặc giảm khoảng cách giữa các khung xương hoặc tăng gia

cố phụ. Đối với các mỏng (2mm - 5 mm) nên xắp xếp khung xương song song theo một hướng và các mối hàn đặt song song với hướng đó và nên bố trí gần khung xương để tránh độ uốn.

4. Khi thiết kế cố gắng rút bớt số lượng chung mối hàn trong kết cấu bằng cách dùng tấm kích thước lớn và thay các khung xương bằng kết cấu bằng cách dùng tấm kích thước lớn và thay các khung xương bằng kết cấu

giập gân.

Để tránh ứng suất phẳng và ứng suất khối, không nên thiết các mối hàn tập trung giao nhau (nhất là khi các kết cấu đó chịu tải trọng động)

Không nên thiết kế các mối ghép có kích thước nhỏ (ví dụ các miếng vá)

vì nó phát sinh ứng suất phẳng lớn.

Khi hàn giáp mối nếu chiều dày hai tấm không bằng nhau thì cần vát

bớt chiều dày tầm dày hơn (hình 4.1).

(a) (b)

(a) Đúng (b) Sai

al l

l 3a (a>3)

5. Để giảm uốn chung, các mối hàn cần phải bố trí đối xứng với trục của mặt cắt ngang và cắt dọc của kết cấu. mặt cắt ngang và cắt dọc của kết cấu.

6. Khi thiết kế thân tàu cần chia thân tàu thành các phân đoạn và tổng đoạn sao cho khi lắp ráp chung khối lượng hàn nhỏ nhất. đoạn sao cho khi lắp ráp chung khối lượng hàn nhỏ nhất.

7. Đặt các nẹp cứng phụ tạm thời và hàn vào tôn bao bằng các mối hàn

cỡ nhỏ sẽ có thể giảm biến dạng của tấm.

4.2. Biện pháp công nghệ

Khi hàn các vật dày, các loại thép dễ bị tôi thì cần phải tiến hành đốt nóng trước, đồng thời cần phải giảm bớt cường độ dòng điện hàn hoặc công suất ngọn lửa hàn để tránh hiện tượng nứt nẻ.

Chế độ hàn cần chọn sao cho vùng ứng suất tác dụng có thể tích nhỏ. Tăng mật độ dòng điện để tăng độ ngấu, san bằng co ngang theo chiềui dày giảm biến dạng góc. Trong trường hợp khi hàn mối hàn thứ hai đối xứng với

mối hàn thứ nhất, thì nên tăng chế độ hàn (Ih) để tăng vùng ứng suất tác

dụng, như vậy có thể khử toàn bộ độ uốn do mối hàn thứ nhất gây nên.

Hàn theo phương pháp phân đoạn nghịch thì sẽ giảm biến dạng vì nội lực sinh ra chỉ ở từng khu vực nhỏ và hướng về vùng lân cận đối diện.

Khi hàn nên làm nguội bằng tấm đệm hoặc bằng nước để giảm vùng ứng suất tác dụng và co dọc hoặc làm nguội chấmau khi hàn.

Để khử uốn người ta tiến hành uốn trước hoặc trước khi hàn đặt vật ngược với chiều bị uốn sau khi hàn, như vậy sẽ giảm được ứng suất và biến

dạng dư.

Hình 4.2. Cách khử biến dạng khi hàn giáp mối

Để giảm biến dạng chung khi vạch trình tự lắp ráp và hàn phải đảm

bảo sao cho các chi tiết có thể dãn nở tự do không nên gia cố quá mức các

Các phân đoạn và tổng đoạn nên được lắp ráp và hàn từ các cụm chi tiết đã được gia công trước.

Để tránh biến dạng góc cũng như độ uốn các chi tiết khi hàn ráp với nhau có thể tạo phản biến dạng (Hình vẽ 4.2) để sau khi hàn, có kích thước

hình dáng yêu cầu.

Sử dụng hàn tự động và bán tự động vì vùng nhiệt tác động nhỏ nhất.

Để giảm biến dạng gác khi hàn nhiều lớp ta dùng búa khí nén gõ vào mối hàn trước khi hàn chồng mối sau. sau khi hàn lớp cuối không gõ nữa.

Khi hàn mối hàn X giáp mối nhiều lớp cần phải hàn đối xứng hai phía

và với trình tự hàn sao cho không biến dạng góc quá lớn.

Để giảm biến dạng của các phân đoạn tấm mỏng (dưới 5mm), trước khi hàn khung xương vào cần hàn đính đường bao của tấm vào bệ lắp ráp. sau khi hàn song ta cần làm phẳng bằng các co lăn nặng rồi dũi các mối hàn

đính đi.

Để giảm biến dạng chung của kết cấu, khi lắp ráp cần đặc biệt lưu ý tới khe hở chân mối hàn, phái đảm bảo các khe hở đó nằm trong phạm vi cho

phép.

Dùng các bệ lắp ráp cứng cũng khống chế đực biến dạng kết cấu.

Tuy có thể dùng mọi biện pháp phòng chống biến dạng hàn nhưng trong thực tế không thể loại trừ được hoàn toàn biến dạng đó cho nên khi chế tạo phải dùng đến lượng dư để bù đắp lại những những độ co dọc, co ngang tích

tụ lại trong quá trình hàn. Còn đối với biến dạng góc thường được bù đắp lại bằng lượng phản biến dạng. Đối với phân đoạn khối hoặc tổng đoạn việc tạo phản biến dạng tương đối phức tạp, đòi hỏi phải tính toán kỹ lưỡng và xác lập ngay từ khi lập dưỡng mẫu.

4.3. Các biện pháp công nghệ sau khi hàn

Thông thường sau khi hàn vật hàn vẫn tồn tại ứng suất dư và bị biến dạng. Để khắc phục những ứng suất dư và biến dạng này nhằm nâng cao chất lượng của kết cấu hàn, người ta thường dùng những biện pháp sau đây:

1. Biện pháp ủ

Đối với những kết cấu hàn hỏ có thể đêm ủ toàn bộ kết cấu trong lò

nhiệt luyện với nhiệt độ nung khoảng 600 - 650oC và giữ ở nhiệt độ đó trong thời gian 3 ph/(mm chiều dài). Có thể tiến hành ủ cục bộ bằng cách đem

nung nóng vùng cạnh mối hàn khoảng 600oC. 2. Biện pháp nắn nguội

Chủ yếu là tác động lực kéo vào những phần bị co để đạt được kích thước và hình dáng như thiết kế. Song nó sinh ra biến cứng và tă3ng ứng suất dư làm cho vật hàn bị nứt nẻ, thậm trí có khi bị gẫy. Ngoài ra, nắn nguội là

một công nghệ phức tạp nên nói chung ít dùng. 3. Biện pháp nắn nóng

Là biện pháp được dùng rộng rãi vì nó đơn giản và kinh tế nhất. Người ta tiến hành nung nóng bằng ngọn lửa khí hoặc bằng điện, mục đích làm co những khu vực màchiều dày của chúng lớn hơn vùng ứng suất tác dụng của mối hàn trong kết cấu. Chọn khu vực nung và chế độ nung và chế độ nung không hợp lý có thể lại làm cho biến dạng thêm phức tạp.

Cơ sở lý thuyết của nắn nóng là:

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật hàn (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)