Đau phong thấp cơ và khớp

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM mẹo vặt GIA ĐÌNH (Trang 35 - 40)

Muối ăn 500g, tiểu hồi hương 125g, sao nóng lên bọc vải đắp vào chỗ đau, lạnh lại sao nóng đắp, ngày 2 lần.

Lưu ý: Mùa đông rửa mặt hoặc tắm nước nóng có pha chút muối, da sẽ mềm và không bị nẻ.

Không dùng (hay ít dùng) muối cho người bị bệnh tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường, viêm thận, phù thũng

Uống rượu vang giúp giảm nguy cơ mắc sỏi mật

Uống rượu nhiều gây nên những hệ lụy xấu đối với sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, uống rượu vang điều độ với một lượng nhỏ sẽ mang lại những hữu ích cho bạn.

Một nghiên cứu mới đây đã cho thấy, nếu bạn duy trì thói quen uống một ly nhỏ rượu vang mỗi ngày thì có thể giảm đến 1/3 nguy cơ mắc sỏi mật.

Trước đó, các nhà nghiên cứu đã đưa ra khuyến cáo uống rượu điều độ với một lượng nhỏ có thể giúp loại trừ nguy cơ mắc sỏi mật. Tuy nhiên, các nhà khoa học lúc bây giờ chưa đưa ra được con số chính xác rằng rượu có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc sỏi mật đến bao nhiêu phần trăm.

Hiểu đơn giản, sỏi mật được hình thành khi dịch mật nằm trong túi mật có hiện tượng bị vón cục và lâu dần sẽ tích tụ thành sỏi mật.

Sỏi mật có thể điều trị được nhờ sự tiến bộ của y học, tuy nhiên quá trình điều trị sỏi mật sẽ gây cảm giác vô cùng đau đớn cho người bệnh.

Theo con số thống kê của các chuyên gia, cứ 10 người thì có 1 người mắc sỏi mật, nguyên nhân là do viêm nhiễm, do gien hoặc do hàm lượng cholesterol trong máu quá cao.

Nghiên cứu được thực hiện bởi các chuyên gia thuộc trường đại học East Anglia. Các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu chế độ ăn uống của 25.639 người trong vòng suốt 10 năm. Trong quãng thời gian nghiên cứu có 267 trường hợp bị phát hiện là mắc sỏi mật.

Còn với những người thường có thói quen uống một ly rượu vang nhỏ (khoảng 175 ml) mỗi ngày thì nguy cơ mắc sỏi mật lại giảm 1/3 so với những người khác.

Trước đó cũng đã có những nghiên cứu chỉ ra rằng, uống rượu vang điều độ với số lượng lớn sẽ giúp bạn giảm nguy cơ đột quỵ, hỗ trợ tiêu hóa và có tác dụng làm đẹp da.

Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng, nếu uống rượu vượt ngưỡng cho phép thì sẽ khiến cho bạn phải đối mặt với những hệ lụy nguy hại với sức khỏe.

Phòng bệnh, chữa bệnh bằng cây sả

Trong thực phẩm, sả là gia vị quen thuộc dùng ăn sống hoặc tẩm ướp cho thơm các món ăn còn trong y học, sả tác dụng phòng và chữa bệnh rất hữu hiệu.

Chữa bệnh

- Chữa bụng trướng, chân tay gầy gò: lá sả 12g; vỏ bưởi, hồi hương, trạch tả, mộc thông,

cỏ bấc, mỗi vị 10g; quế 5g; bồ hóng, diêm tiêu, mỗi vị 2g; xạ hương 0,05g. tất cả sắc cách thủy với 200ml nước trong 15-30 phút, rồi uống làm 2 lần trong ngày. kiêng ăn cơm nếp và muối mặn. nên ăn vài khẩu mía trước khi uống thuốc để tránh khé cổ.

- Thuốc xông giải cảm: Lá sả, lá bưởi, lá chanh, cúc tần, hương nhu hoặc lá bạch đàn (có

thể thêm tía tô, bạc hà, kinh giới), mỗi thứ 50g, cho vào nồi, đậy kín, đun sôi trong 5-10 phút. lấy ra, mở vung, trùm chăn xông hơi cho ra mồ hôi, lau khô, rồi uống một bát nước thuốc, đắp chăn, nằm nghỉ.

Nhân dân miền sơn cước thường lấy nõn sả muối dưa ăn để phòng ngừa sơn lam chướng khí, sốt rét ngã nước.

- Chữa phù nề chân, tiểu ít, thấp thũng: Lá sả 100g, rễ cỏ xước, rễ cỏ tranh hoặc bông mã

đề, mỗi thứ 50g. tất cả rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. dùng 3-4 ngày.

- Rễ: Dùng riêng, lấy rễ tươi giã nát, xát vào vết chàm chữa chàm mặt ở trẻ em.

- Chữa tiêu chảy: Rễ sả 10g; củ gấu, vỏ rụt, mỗi vị 8g; vỏ quýt, hậu phác, mỗi vị 6g; sắc

uống. hoặc rễ sả 10g, búp ổi 8g, củ riềng già 8g, thái nhỏ, sao qua, sắc đặc uống.

- Chữa đau dạ dày - tá tràng: Rễ sả sao 10g; cám gạo rang cháy 10g; hương phụ sao 8g;

hậu phác tẩm nước gừng, sao 6g; thạch xương bồ, củ riềng nướng, mỗi vị 4g; dạ dày lợn sấy khô giòn 1 cái. tất cả tán nhỏ, rây bột mịn, ngày uống 12g với nước ấm.

- Chữa ho: Rễ sả, trần bì, sinh khương, tô tử, mỗi vị 250g (4 vị này giã nát, ngâm rượu

40oC vừa đủ để được 200ml); bách bộ bỏ lõi, thái nhỏ, sao khô 500g; mạch môn bỏ lõi 300g; tang bạch bì tẩm mật, sao vàng 200g (3 vị này sắc và cô đặc lại thành 300ml cao lỏng). trộn lẫn cao lỏng và rượu thuốc. ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 10ml.

Dùng ngoài, rễ sả thái nhỏ, phơi khô, tán bột trộn với phèn phi rồi bôi để chữa loét lợi, hôi nách.

Phòng bệnh

Nhân dân miền sơn cước thường lấy nõn sả muối dưa ăn để phòng ngừa sơn lam chướng khí, sốt rét ngã nước. Phụ nữ lại lấy lá sả nấu nước gội đầu làm thơm, sạch gàu, trơn tóc, tránh những bệnh về tóc và da đầu. Nhân dân trồng cây sả quanh nhà ngoài vườn, xung quanh nhà vệ sinh để xua đuổi ruồi, muỗi, dĩn, bọ chét vừa làm sạch môi trường, vừa có tác dụng phòng bệnh. Ngoài ra, tinh dầu sả còn khử mùi hôi trong công tác vệ sinh. Trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, sả được dùng với tên thuốc là hương mao hay hương thảo. Dược liệu có vị the, cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, sát khuẩn, chống viêm, hạ khí, thông tiểu, tiêu đờm.

Công dụng của quả sấu

Cây sấu có danh pháp khoa học là Dracontomelon duperreanum thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae). Là loại cây sống lâu năm lá thường xanh, bán rụng. Sấu còn tên gọi là sấu trắng, long cóc…

Cây có thể cao tới 30m. Ra hoa vào mùa xuân – hè và có quả vào mùa hè – thu. Quả được thu hái vào khoảng tháng 7 – 9 hằng năm. Quả để tươi để nấu canh hay lấy cùi thịt quả làm

tương giấm hay mứt sấu, ô mai sấu, sấu dầm… Song cũng giàu dược tính nên trong Đông y có sử dụng làm thuốc trị liệu một số bệnh chứng đạt hiệu quả.

Đông y cho rằng quả sấu lúc xanh có vị chua hơi chát, khi quả chín có vị chua, ngọt, tính mát, có công năng kiện vị sinh tân, tiêu thực chỉ khát, chỉ ho, tiêu đờm, sử dụng trị nhiều bệnh chứng như nhiệt miệng khô khát, ngứa cổ, đau họng, nôn do thai nghén, say rượu, nổi mẩn, sưng, lở ngứa..., mỗi lần uống từ 4 – 6g cùi quả.

Mùa hè quả sấu thường được sử dụng nấu canh chua với thịt nạc băm hoặc thái miếng nhỏ mỏng. Hoặc khi luộc rau muống ta thường cho sấu quả xanh vào làm canh chua ăn vừa ngon miệng lại có tác dụng thanh nhiệt giải khát và kích thích làm tăng tiêu hóa. Quả sấu chín ăn làm thuốc giải khát. Quả sấu, dấm, gừng, đường, ớt dầm với nhau ăn tạo thành món ăn có tác dụng tiêu thực.

Quả sấu cũng được sử dụng làm thuốc trị nhiệt miệng, giải khát, giải say rượu. Trị phong độc nổi khắp mình mẩy, mụn có, sưng lở, ngứa hoặc đau… Lá dùng nấu nước rửa chữa mụn loét hoại tử. Vỏ thân cây sấu sử dụng làm thuốc trị bỏng và tử cung xuất huyết v.v. Ở Vân Nam, Trung Quốc người ta còn sử dụng quả sấu giã ra trị ngứa lở, ăn uống không tiêu, còn vỏ rễ cây được làm thuốc trị sưng vú ở phụ nữ.

Để tham khảo, xin giới thiệu một vài phương thuốc tiêu biểu được sử dụng từ cây sấu.

* Phụ nữ nôn nghén: Lấy quả sấu nấu canh với cá diếc hay thịt vịt ăn cũng chóng lành. * Chữa chứng ho: Dùng 400g cùi sấu ngâm với ít muối hoặc sắc lấy nước cho chút đường đủ ngọt, uống 2 – 3 lần trong ngày. Hoặc lấy hoa, quả sấu sắc với 300ml nước còn lại 100ml, chia ra 2 – 3 lần uống trong ngày.

* Chữa ho cho trẻ em: Lấy hoa sấu hấp cùng mật ong cho trẻ uống ngày vài lần sẽ hiệu nghiệm.

* Làm tăng cường tiêu hóa: Lấy sấu hấp với đường làm nước giải khát uống trong ngày. Hoặc sử dụng quả sấu tươi nấu canh chua ăn.

* Chữa say rượu, lở ngứa: Dùng 4 – 6g cùi quả sấu sắc lấy nước uống hoặc hãm với nước sôi mà uống

Quả mận - Thanh nhiệt, chữa ho

Mận không nóng như mọi người vẫn nghĩ, nó còn có tác dụng thanh nhiệt trong mùa hè, làm đẹp da và chữa được nhiều bệnh.

Trong các sách thuốc cổ, quả mận có tên là "Lý tử", vị chua chát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, sinh tân dịch, giảm ho, kích thích tiêu hóa, lợi tiểu, tiêu thũng... được dùng để chữa nhiều bệnh.

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM mẹo vặt GIA ĐÌNH (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w