Sử dụng bộ soạn thảo footprint, bạn có thể tọa ra các ký hiệu footprint mới mà bạn có thể thêm vào thư viện footprint. Bạn có thể nhấn hoạt bộ soạn thảo footprint từ menu Tools của TINA PCB Designer bằng cách bấm chuột trái vào lệnh Footprint Editor.
Nếu bạn muốn tạo một footprint mới, bạn có thể xây dựng nó bằng cách sắp đặt các thành phần đơn giản khác nhau, bao gồm đoạn thẳng, hình chữ nhật, hình cung, đoạn text và miếng đệm. chúng ta sẽ tạo ra một footprint điện trởđơn giản đã có trong thư viện.
Đầu tiên, xóa sạch cửa sổ soạn thảo bằng cách chọn lệnh New Footprint từ menu footprint. Sau đó thiết lập vị trí của gốc tọa độ bằng cách bấm kép chuột trái vào ký hiệu chữ thập có hai mũi tên nhỏ. Nhập 1300 vào mục X, 1100 vào mục Y. Đánh dấu kiểm vào ô Use Relative Coordinate, và bấm OK.
Hình 7.5 – Bộ soạn thảo Footprint.
Bây giờ, chọn ký hiệu hình chữ nhật trên thanh công cụ và vẽ một hình chữ nhật quanh gốc tọa độ. Để làm điều này, bấm và giữ chuột trái tại một góc và rê con trỏ đến góc bên kia. Thả nút trái chuột. nếu bạn tạo một
footprint, bạn phải rất cẩn thận với nhấn thước của nó. Bạn phải xác định chính xác nhấn thước dựa vào data sheet của nhà sản xuất, đặc biệt với những miếng đệm, nếu không, nó sẽ không trùng khít với bo mạch. Để thiết lập mô hình một cách chính xác, bạn nên sử dụng hệ tọa độ hơn là vẽ bằng chuột.
Để thiết lập nhấn cỡ hình chữ nhật vừa mới tạo bằng hệ tọa độ. Di chuyển chuột đến cạnh của nó và khi con trỏ chuyển thành hình bàn tay, nhấp kép chuột trái. Hộp thoại thuộc tính hình chữ nhật sẽ xuất hiện.
Hình 7.6 – Hộp thoại thuộc tính hình chữ nhật.
Bây giờ, nhập 0, 0 vào hai mục Center X và Center Y; 840, 300 vào mục Width và Height; và 5 vào mục Line Width.
Trong hộp thoại thuộc tính hình chữ nhật, bạn cũng có thể thay đổi thiết lập lớp. Mặc định, mô hình hình chữ nhật sẽ có các lớp Silkscreen Top và Assembly Drawing Top.
Bấm vào mũi tên chỉ xuống để gọi cấu hình các lớp. Các lớp có thể được bật, tắt bằng cách nhấp kép chuột trái vào ô vuông màu bên cạnh tên lớp. Trong ví dụ của chúng ta, cấu hình các lớp mặc định là tốt, vì vậy, không thay đổi chúng. Đóng hộp thoại thuộc tính bằng cách bấm OK.
Hình 7.6 – Hình chữ nhật được tạo ra.
Bây giờ thêm hai đoạn thẳng vào footprint của chúng ta. Chọn ký hiệu đoạn thẳng và vẽ hai đoạn thẳng nằm ngang gần với hình chữ nhật ở cả hai phía. Bấm kép chuột trái vào các đoạn thẳng và nhập vào các thông số sau:
Đoạn 1: Point1 X: -460; Point1 Y: 0; Point2 X: -420; Point2 Y: 0 và Line width: 5
Đoạn 2: Point1 X: 420; Point1 Y: 0; Point2 X: 460; Point2 Y: 0 và Line width: 5
Cuối cùng, thêm hai miếng đệm vào ký hiệu fooprint. Chọn ký hiệu miếng đệm trên thanh công cụ. Di chuyển miếng đệm đến gần đoạn thẳng 1. Bây giờ nhấn hoạt hộp thoại thuộc tính của miếng đệm bằng cách di chuyển chuột đến nó và khi con trỏ chuyển thành hình bàn tay, nhấp kép chuột trái. Nhập vào -500, 0 trong mục Center X, Center Y. Thông số lỗ khoan la 37. Bây giờ bấm vào mũi tên chỉ xuống. Mặc định, miếng đệm có các lớp Top, Bottom, Power, Ground, Solder Mask Top, Solder Mask Bottom, Drill Drawing và Drill Tape. Chúng ta có thể thay đổi cấu hình các lớp để giống với cấu hình các lớp của hình chữ nhật. Mặc dù cấu hình mặc định là tốt, nhưng chúng ta phải thay đổi nhấn cỡ của miếng đệm. Bấm kép chuột trái vào mục nhấn thước và nhập 58 vào mục đường kính của các lớp Top, Bottom, Solder Mask Top, Solder Mask Bottom, nhập 78 vào các lớp
Power và Ground và 37 vào các lớp Drill Drawing, Drill Tape. Nhập số thứ tự chân vào mục tên.
Bây giờ, tạo một miếng đệm thứ hai và di chuyển đến đoạn thẳng thứ hai. Thực hiện như đối với miếng đệm thứ nhất, chỉ phải thay đổi một thông số Center X là 500.
Ký hiệu footprint đã sẵn sàng để được lưu vào thư viện. Mở file package.fpl, chọn nhóm điện trở ( hoặc tạo một nhóm mới) và bấm nút thêm vào footprint.
7.4. Thuật sĩ IC trong bộ soạn thảo fooprint:
Nếu bạn muốn tạo footprint của một IC phức tạp hơn, chẳng hạn như một IC có cấu hình các chân phức tạp, thuật sĩ IC có thể hỗ trợ cho bạn. Thuật sĩ IC có thểđược gọi từ menu Insert.
Thuât sĩ hiện ra một số thuộc tính của IC mà bạn có thể thiết lập.
Trong phần Technology group, bạn có thể thiết lập cách gắn và loại đóng gói của IC. Trong cách gắn có thể là khoan lỗ hoặc gắn lên bề mặt ( dán). Phụ thuộc vào cách gắn mà có các cách đóng gói sau: DIP, PGA, SPGA, SOP, LCC, QFP, BGA, SBGA, SIP, và ZIP.
Trong phần Package Dimension, nhấn thước ( chiều dài, chiều rộng, chiều cao) của gói có thể được thiết lập. Tùy thuộc vào gói đã chọn, thông số thứ tư có thể là vết khía, góc cắt hoặc không có.
Phần Pad Dimension xác định hình dáng và nhấn thước ( chiều dài và chiều rộng) của miếng đệm. Nếu cách gắn là khoan lỗ, hình dáng của miếng đệm được khoan có thể là hình tròn, hình chữ nhật hoặc hình tám cạnh. Ngoài ra, hình dáng và nhấn thước của đường kính lỗ khoan có thể được xác lập. Nếu cách gắn là dán, hình dáng của miếng đệm có thể là hình tròn, hình chữ nhật hoặc góc tròn và nhấn thước cũng có thểđược xác lập.
Trong phần Pad Position, số chân và khoảng cách giữa chúng có thể được xác lập tùy thuộc vào loại đóng gói.
Cuối cùng, trong phần Pad Numbering, loại và hướng đánh số các miếng đệm có thểđược nhập vào tùy thuộc loại đóng gói.
Ví dụ:
Technology: Through hole Package type: DIP
Pagkage Dimension/Length: 400 Pagkage Dimension/Width: 270 Pad dimension/Shape: Round Pad dimension/Drill hole: 20 Pad dimension/Diameter: 40
Pad position/Number of horz. pins: 14 Pad position/Between pins: 50
Sau khi kết thúc với thuật sĩ, footprint có thểđược soạn thảo thêm hoặc lưu vào thư viện.
Chương 8: SỬ DỤNG BỘ TRÍCH XUẤT THÔNG SỐ
Sử dụng bộ trích xuất thông số của TINA bạn có thể tạo những mô hình linh kiện miêu tả gần giống với linh kiện thực bằng cách đưa các phép đo hay dữ liệu vào các thông số của mô hình.
Hình 8.1 – Bộ trích xuất thông số.
Sử dụng menu Start của Windows để xác định vị trí thư mục TINA PRO. Khởi động bộ trích xuất thông số bằng cách bấm chuột trái vào biểu tượng của nó. Để tạo một transistor có thể thêm vào trong danh mục transistor của TINA, chọn File | New Library | NPN Transistor.
Hộp thoại trên cho phép bạn nhập dữ liệu từ các phép đo, từ danh mục dữ liệu của nhà sản xuất, hoặc từ các giá trị mặc định của TINA ( sử dụng Template-ComboBox).
Bấm chuột trái vào các thẻ phía dưới màn hình và điền tất cả các thông số của transistor. Sử dụng các giá trị mặc định hoặc nhập vào giá trị của riêng bạn. Chú ý rằng phải nhập đủ tất cả các dữ liệu, việc thiếu dữ liệu có thể dẫn đến kết quả không chính xác.
Tiếp đến, chọn Canculate | Current Component. Để kiểm tra mô hình transistor của TINA làm việc có phù hợp với các dữ liệu được đưa vào hay không, bạn có thểđến từng thẻ và xem đồ thị và các giá trị cho mỗi thông số.
Cuối cùng, chúng ta hãy thêm transistor mới này vào danh mục transistor của TINA bằng cách sử dụng File | Catalog Manager. Để có thể sử dụng danh mục mới, bạn phải biên tập lại file nguồn và liên kết chúng với nhau trong file danh mục CLCC.CAT.
Xác định và mở một file linh kiện phù hợp với linh kiện của bạn ( ví dụ, nếu thêm vào một transistor lưỡng cực, thì chọn danh mục lưỡng cực, bibol_x.crc). Bấm chuột trái vào nút Browse và chọn từ hộp thoại File Open. Tất cả file linh kiện của TINA được đặt trong thư mục CCLC của thư mục TINA ( mặc định là C:\Program Files\Designsoft\TINA7).
Di chuyển linh kiện của bạn vào thư viện bằng cách chọn nó, bấm chuột trái vào nút và sao đó bấm OK.
Sau khi bấm OK, TINA sẽ hỏi bạn có muốn biên tập lại file danh mục nguồn và tạo một danh mục mới đã được cập nhật hay không. Nếu bạn trả lời “YES”, TINA sẽ tạo một danh mục mới và bạn có thể sử dụng nó sau khi đã khởi động lại chương trình TINA. Bạn cũng có thể biên tập lại danh mục bằng cách sử dụng lệnh “Compile TINA Catalog” trong menu File.
Một cách tương tự, bạn có thể tính toán các thông số lõi từ. Bạn nên nhập đường cong cao (A) và thấp (B) của hiện tượng trễ và các thông số hình học của lõi. Chạy thử một ví dụ với các thông số mặc định ( nạp mặc định từ Templatelistbox) để thấy các giá trị tiêu biểu.
Chương 9: CÁC ỨNG DỤNG MỞ RỘNG CỦA TINA 7
9.1. Phân tích FOURIER :
9.1.1. Phân tích dạng chuỗi :
Analysis/ Fourier Analysis/ Fourier Serier.
Hình 9.1 – Bảng phân tích Fourier.
Ø Sampling start time : thời ghian bắt đầu lấy mẫu.
Ø Base frequency : tần số cơ sở.
Ø Number of samples : số mẫu. Số này càng lớn thì độ chính xác của phép phân tích càng cao.
Ø Number of harmonics : số k trong phân tích fourier.
Ø Format : định dạng cho phép phân tích fourier.
Ø Out : xác định vị trí của tín hiệu trên mạch cần phân tích fourier.
Ø Caculatate operating point : tính toán tại những điểm hoạt động.
Ø Use initial conditions : sử dụng điều kiện ban đầu.
Ø Zero initial values : điều kiện ban đầu bằng không. Sau khi thiết lập thông số ta nhấn Caculate
v Chú ý : để phân tích được thì ta cần phải đặt các voltage pin tại những vị trí cần phân tích.
Hình 9.2 – Bảng phân tích Fourier sau khi được tính toán.
Muốn hiển thị ra dạng đồ thị ta nhấn vào Draw… 9.1.2. Phân tích Phổ:
Analysis / Fourier Analysis / Fourier spectrum...
Hình 9.3 – Bảng phân tích Phổ.
9.2. Thiết kế mạch lọc:
Chức Năng : ta có thể thiết kế các loại mạch lọc tuỳ ý như : Butterworth, Chebyshev, Elliptic, Inverse Chebyshev, Lowpass, Highpass, Bandpass, Bandstop, bằng các phần tử R,L,C hay là Operational Amplifiers lý tưởng hay thực tế…
Giao diện:
VÍ DỤ 1 : THIẾT KẾ MẠCH LỌC THÔNG DÃI, MẠCH LỌC Butterworth, THỤĐỘNG
Hình 9.5 – Thiết lập các thông số cho mạch lọc thông dải.
: khi nút này được nhấn thì bảng sau hiện ra
Bảng này sẽ cho ta biết các thông số của mạch như : dãy tần số cho qua, dãy tần số bị chặn, độ suy giảm tín hiệu khi qua mạch lọc (-dB) ở dãy tần cho phép, cũng nhưđộ suy giảm của tín hiệu ở dãy tần bị chặn.
: khi nút này được ấn, thì bảng thiết kế mạch sẽ hiện ra:
9.3. Lập trình Vi điều khiển 8051:
VÍ DỤ 2: LẬP TRÌNH VI ĐIỀU KHIỂN 8051 Sơđồ Mạch :
9.4. Tạo linh kiện dựa vào những linh kiện đã có sẵn: (tạo Macro)
Ta dùng chức năng Tool / New Macro Wizard... để sử dụng được chức năng này ta phải xoá bỏ các điểm kiểm tra, xác định các đầu vào, đầu ra bằng cách dùng thẻ Special / Macro pin trước khi vào Tool / New Macro Wizard...
Hình 9.8 – Thiết lập thuộc tính cho Macro.
Tại cửa sổ này ta thiết lập các thông số rồi nhấn OK.
Nếu như ta muốn lấy linh kiện này ra ta phải vào Insert Macro.
Hình 9.9 – Thêm một Macro vào mạch.