Cách nối bus

Một phần của tài liệu Hướng dẫn sử dụng phần mềm TINA 7 (Trang 49 - 59)

Sau khi đã lấy linh kiện ra xong. Ta dùng chức năng nối dây đế liên kết các linh kiện với nhau. Có thể bằng nhiều cách khác nhau:

Nối dây thông thường : ta vào Insert/Wire hoặc là nhấn [Space]. Nối bằng bus : ta vào Insert /Bus để vẽ bus. Xong rồi ta chuyển về chếđộ vẽđây thông thường để nối các đường đây vào bus. Sau đó ta kích đôi vào đường đây nối để thiết lập sốđịa chỉ của các đường dây vào ô ID :

Hình 5.1 – Thiết lập tên cho bus

Ngoài ra ta có thể đặt tên cho bus bằng công cụ trong thẻ meter, nhấn vào biểu tượng

Chú ý: Khi đặt tên bus phải có dạng : A[0-9]. Còn dây nối vào bus phải có dạng : A0, A1, A2… A9.

5.2. Các máy dùng cho việc đo số :

Các hình này có trong thẻ Meters:

Logic indicator : đầu dò Logic. Nó thể hiện trực tiếp trên mạch. Khi là mức Logic 1 thì nó sẽđỏ và ngược lại

Logic indicator 2 : cung cấp cho ta đầu dò thứ 2.

voltage pin : chân điện áp giúp chúng ta co thể lấy được mức Logic ta vị trí ta mong muốn.

5.3. Các linh kiện về số chứa trong các thẻ : Gate , Flip-Flops, Logic Ics-mcus, AD/DA-555.

Hình 5.2 – Các linh kiện dùng cho mô phỏng số

5.4.Cách mô phỏng số :

Sau khi thiết lập các thông số của mạch xong. Ta đặt các đầu kiểm tra mức Logic (như đã nói ớ mục 5.2) sau đó ta và vị tri như trên hình vẽđánh dấu vào Digital.

Hình 5.3 – Các chếđộ mô phỏng

Sau đó ta nhấn vào để mô phỏng số

5.5. Hiển thị dạng sóng: ( tại các vị trí đã chọn )

5.5.1. Analysis / Digital step-by-step : để phân tích từng bước:

Hình 5.4 – Bảng phân tích mô phỏng từ bước

Nhấn play để bắt đầu mô phỏng. Dấu cộng trừ là để tăng nhanh hoặc giảm xuống tốc độ của việc mô phỏng.

5.5.2. Analysis / Digital Timing Analysis : để hiển thị đồ thị dạng sóng của các đầu mà ta muốn khảo sát.

Hình 5.5 – Bảng phân tích thiết lập thời gian mô phỏng

Ta cần phải chọn khoảng thời gian để mô phỏng tại ô End time. Nếu thời gian quá ngắn thì ta sẽ không thấy được dạng sóng, còn nếu như thời gian quá lớn thì dạng sóng sẽ chằn chịt không thấy rõ được. Tốt nhất là ta chọn cho phù hợp với tần số hoặc thời gian của bước nhảy. Sau đó ta nhấn OK sẽ hiển thị ra cửa sổ cho ra dạng sóng dạng sóng. Tại cửa số này tên của mỗi điểm khảo sát sẽ xuất hiện. Căn cứ vào đó ta có thể xác định được các mức Logic. Ngoài ra ta co thể hiệu chỉnh màu, độ rộng của các dạng đồ thị này bằng cách nhấn đôi vào đồ thị này và thay đổi các thông số cho phù hợp.

5.6. Thiết kế mạch số:

Cho phép ta thiết kế mạch số dựa trên những phuơng trình hoặc bảng trạng thái. Ta vào : Tools/ Logic design

5.6.1. Thiết kế mạch số dựa vào phương trình:

Hình 5.7 – Bảng thiết kế số dựa vào phương trình

Number of variables: cho phét ta xác định được sốẩn của phương trình. Sau khi ghi phương trình vào xong ta nhấn Schematic Diagram. Ta chỉnh ở chế độ Minterm trong Draw để được dạng mạch đơn giản nhất.và ta có thể lưu lại bằng cách Save to file đề dùng lại khi cần. Để đưa ra màn hình ta nhấn Save to Tina. Hoặc có thể lưu dạng Save to Macro để tạo ra một linh kiện mới.

5.6.2. Thiết kế mạch số dựa vào bảng trạng thái : Tools/Logic design/Truth table:

Hình 5.9 – Bảng trạng thái

Ta thay đổi các trạng thái ngõ ra tại Fout dựa vào các đầu vào. Sau khi thiết lập các thông số xong ta nhấn Schematic Diagram. Sau đó ta có thể lưu lại giống nhưở phần trên.

5.7. Mô phỏng CHIP:

Một khả năng của phần mềm này là khả năng mô phỏng chip có thể lập trình được bằng các ngôn ngữ asembly, ngôn ngữ máy. Các loại chip này nằm trong thẻ Logic Ics-mcus.

mcu

Hình 5.10 – Bảng danh sách các CHIP

Ta co thể chọn linh kiện này ra đưa ra ngoài bằng cách đôi vào tên linh kiện. Để nạy chương trình vào trong con chip ta nhấn đôi vào con chip này một cửa sổ sẽ hiện ra như sau:

Hình 5.10 – Bảng thiết lập thuộc tính cho CHIP

Sau đó ta vào ô mcu-(asm file name) để đánh tên của file asm.hoặc nhấn vào

Hình 5.11 – Bảng thiết lập ASM cho CHIP

Selection : cho phép ta chon dạng của tín hiệu có đuôi là asm,hex,lst. Edit asm... : hiệu chỉnh file asm đã được viết trước đó.

Select asm... : chọn file asm.

New asm : tạo ra một file asm mới để nạp cho chip.

Select hex : chọn file có đuôi hex.

Select lst : chọn filr có đuôi lst. Sau khi chọn xong ta nhấn OK.

Chú ý : sau khi thiết lập các thông số xong, để mô phỏng ta phải chọn mô phỏng ở chếđộ VHDL:

5.8. Ví dụ:

Thiết kế mạch số chạy đèn tù phải sang trái theo chiều ngang.

Sơđồ mạch : ta vào Source / Data generator 8-bit : để chọn nguồn phát. Vào thẻ meter để chọn Logic indicator 2. Sau khi lấy linh kiện ra ta nối dây như hình vẽ. Muốn hiển thị dạng sóng tại các ngõ ra ta vào Meter = Voltage pin lấy ra và đặt ta các chân ngõ ra.

Hình 5.11 – Thiết kế mạch số dùng nguồn 8 bit.

Thiết lập thông số cho nguồn số: ta kích đôi vào nguồn số đã chọn sẽ hiện ra cửa sổ sau :

Hình 5.12 – Bảng thiết lập thuộc tính cho nguồn 8 bit.

Kích vào pattern nhấn vào biểu tượng sẽ hiện ra một cửa sổ khác như sau:

Hình 5.13 – Bảng thiết lập giá trị cho nguồn 8 bit.

Ta vào trong thẻ Fill sẽ xuất hiện thêm 1 cửa sổ :

Ta chọn Shift 1 left ,sau đó nhấn OK.

Ta chọn theo như hình vẽ, sau đó nhấn DIG ta sẽ thấy được kết quả mô phỏng.

Muốn hiển thị dạng sóng tại các ngõ ra ta vào Analysis / Digital- timming-Analysis... sẽ hiện ra cửa sổ sau :

Ta hiệu chỉnh End là 10u. Vì trong bộ nguồn ta thiết lập có thời gian mỗi bước nhảy là 1u. Sau đó nhấn OK sẽđược cửa sổ sau cho ta dạng sóng các đầu ra tương ứng :

Một phần của tài liệu Hướng dẫn sử dụng phần mềm TINA 7 (Trang 49 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)