KHỞI ĐỘNG BỘ MÁY TÂM TRÍ CỦA BẠN

Một phần của tài liệu Dám nghĩ lớn (Trang 117 - 124)

Một nhà văn trẻ đầy tham vọng nhưng chưa thành danh một hôm tâm sự với bạn bè rằng: “Vấn đề của tôi là hàng ngày, hàng tuần trôi qua mà tôi không thể viết được dòng nào cả. Anh biết đấy, viết văn là sang tạo. Anh cần phải có cảm hứng. Tâm hồn anh sẽ dẫn bước cho anh…”.

Đúng vậy, viết văn đòi hỏi sự sáng tạo, nhưng hãy nghe một nhà văn khác giải thích “bí mật” vì sao anh ấy viết được rất nhiều tác phẩm hay nhé.

Anh ấy kể: “Tôi dùng kỹ thuật ‘ép buộc tâm trí’. Tôi phải hoàn thành trước thời hạn, vì vậy tôi không thể chờ đợi cho đến lúc tâm hồn dẫn lối cho mình được. Tôi phải tự kích thích tâm trí. Phương pháp mà tôi sử dụng là bắt buộc bản thân mình phải ngồi vào bàn, lấy ra một cái bút chì và bắt đầu viết một cách máy móc. Tôi ghi lại nguệch ngoạc bất cứ điều gì. Tôi bắt ngón tay và cánh tay tôi phải làm việc, và chẳng sớm thì muộn, thậm chí cả khi tôi chưa nhận ra, trí óc tôi sẽ suy nghĩ một cách đúng đắn.

Đương nhiên, đôi lúc cũng có những ý tưởng bất ngờ xuất hiện khi tôi chưa chủ định viết. Nhưng những ý tưởng như thế rất hiếm. Hầu như những ý tưởng đều là kết quả của một quá trình làm việc có kỷ luật.”.

Hành động tiếp nối hành động. Đó là quy luật của tự nhiên. Không cái gì có thể tự khởi động, ngay cả những máy móc cơ học mà chúng ta sử dụng hàng ngày.

Căn nhà của bạn có thể được sưởi ấm một cách tự động, nhưng bạn phải chọn (tức là hành động) mức nhiệt độ mà bạn muốn. Xe hơi của bạn cũng chỉ sang số một cách tự động sau khi bạn đi đúng tốc độ. Nguyên tắc đấy cũng được áp dụng cho hành động của trí óc. Bạn sẽ phải gài số cho tâm trí để làm cho chúng suy nghĩ một cách tự động.

Một giám đốc kinh doanh trẻ của một công ty giao hàng tận nhà đã giải thích phương pháp huấn luyện nhân viên ‘ một cách cơ học’ của anh ấy.

“Có vô vàn khó khăn đối với những nhân viên bán hàng tận nhà. Bất cứ ai từng làm nghề này đều biết. Việc gõ cửa nhà khách hàng đầu tiên vào sáng sớm là cực kỳ khó khăn, ngay cả đối với nhân viên kỳ cựu. Anh ta nơm nớp lo ngại minh sẽ hứng lấy những lời nói thô lỗ, gắt gỏng từ khách. Vì vậy, hoàn toàn tự nhiên, anh ta sẽ trì hoãn làm việc vào buổi sang. Anh ấy sẽ uống thêm một hay hai ly cafe, ghé thăm và tán gẫu với đồng nghiệp, hoặc làm vô số việc linh tinh khác để không phải gõ cửa nhà khách hàng lúc sang sớm.

Đây là cách mà tôi huấn luyện cho họ. Tôi giải thích cách duy nhất để bắt đầu là hãy bắt đầu, đừng đắn đo suy nghĩ. Đừng trì hoãn việc bắt đầu. Hãy làm thế này: Dừng xe. Lấy mẫu hàng. Đi đến cửa. Bấm chuông. Cười. Nói ‘Chào buổi sáng’ và bắt đầu trình bày mục đích cuộc viếng thăm của bạn mà không cần phải suy nghĩ nhiều. Hãy bắt đầu gọi của theo cách đó, và bạn sẽ phá bỏ được sự ngượng ngập, e dè ban đầu. Đến lần gọi thứ hai, thứ ba, trí óc của bạn sẽ sắc bén hơn, và cuộc chào hàng của bạn sẽ hiệu quả hơn.”

Một nhà văn hài hước đã từng nói: vấn đề khó khăn nhất trong đời là bước ra khỏi một chiếc giường ấm áp, và đi vào một căn phòng lãnh lẽo. Theo ông, nếu bạn càng ngủ nướng lâu bao nhiêu thì càng khó trở dậy, khó chịu bấy nhiêu. Ngay cả trong tình huống đơn giản này, việc hành động một cách cố ý là tung mền và đặt chân xuống sàn, ngay lập tức sẽ xua tan đi sự khó chịu.

Quân điểm thật rõ ràng. Những người thành công trên thế giới đều không bao giờ trì hoãn, không chờ cho đến khi tinh thấn dẫn bước họ; chính họ tự khích lệ tinh thần mình.

Bạn hãy tập thử hai bài tập sau:

1. Hãy bắt tay vào làm – một cách “máy móc” – những việc lặt vặt trong nhà, tuy đơn giản nhưng đôi khi không mấy dễ chịu. Thay vì nghĩ đến những điều khó chịu, hãy bắt tay vào làm ngay mà không cần đắn đo gì nhiều.

Có lé, một trong những công việc nhà không được thoải mái cho lằm là rửa bát. Mẹ tôi cũng không có cảm giác ngoại lệ, nhưng bà đã tự động làm việc này để có thể nhanh chóng hoàn thành nó để làm những việc ưa thích khác của bà.

Mỗi khi chúng tôi rời bàn ăn là bà rửa ngay bát đĩa (chúng tôi rất biết ơn bà vì sự hy sinh này). Chỉ trong vài phút đống bát đã được rửa gọn gàng, sạch sẽ. Chẳng phải bằng cách “máy móc” như thế, đống bát đĩa đã được giải quyết, xóa tan mọi sự ngần ngại thường có sao?

Hãy thực hiện ngay hôm nay: Hãy chọn một việc bạn không thích nhất để làm. Sau đó, không ngần ngại, đắn đo hây e dè, hãy bắt tay vào làm ngay. Đó là cách tốt nhất để bạn hoàn thành việc nhà.

2. Sau đó, cũng dung phương pháp này để tạo ra các ý tưởng, phác thảo các kế hoạch, giải quyết các khó khăn và làm những việc đòi hỏi sự tập trung cao độ. Thay vì chờ đợi đến lúc nào đớ tâm hồn được truyền cảm hứng, bạn hãy ngồi xuống tự khích lệ mình.

Bạn hãy tham khảo phương pháp sau: sử dụng một cây bút chì và một tờ giấy. Nếu cho tôi chọn giữa một căn phòng tuyệt đẹp, được trải thảm, trang trí bắt mắt, cách âm tốt, với một cây bút chì và một tờ giấy, lúc nào tôi cũng chọn bút chì và tờ giấy. Với cây bút chì và tờ giấy trên tay, bạn có thể liên kết tâm trí bạn với mọi vấn đề.

Khi bạn viết một ý tưởng ra giấy, bạn sẽ tập trung toàn bộ sự chú ý vào đấy, bởi vì trí óc con người không bao giờ cho phép chúng ta vừa nghĩ ý tưởng này lại vừa viết ra ý tưởng khác. Khi bạn ghi chép lại bạn “ghi” cả trí óc mình. Các cuộc thử nghiệm đã chứng minh bạn sẽ nhớ một điều gì đó rất lâu và chính xác hơn rất nhiều nếu bạn viết ra giấy.

Khi bạn luyện tập thành công kỹ thuật bút – chì- và –giấy để tạo sự tập trung cao độ, bạn có thể suy nghĩ ngay cả ở những nôi ồn ào, dễ gây phân tâm nhất. Khi bạn muốn suy nghĩ, hãy ghi chép lại, hoặc viết vẽ nguệch ngoạc. Đó là một phương pháp tốt để kích thích trí não của bạn.

“Ngay bây giờ” là cụm từ kỳ diệu mang lại thành công cho bạn. Ngày mai, tuần sau, sau này, một lúc nào đó,

một ngày nào đó thường đồng nghĩa với “không bao giờ”. Rất nhiều ước mơ chẳng bao giờ trở thành sự thật vì chúng ta thường tự nhủ: “Tôi sẽ bắt đầu vào một ngày nào đó”, thay vì nói: “Tôi sẽ bắt đầu bây giờ, ngay bây giờ”.

Hãy lấy ví dụ về tiết kiệm tiền mà ai cũng biết là một việc tốt. Nhưng không mấy người chịu lên kế hoạch đầu tư, tiết kiệm đâu ra đó. Rất nhiều dự định sẽ tiết kiệm này nọ, nhưng chỉ ít người thực sự dành dụm được.

Dưới đây là quá trình tích lũy vốn liếng của một đôi vợ chồng trẻ. Thu nhập sau khi trừ thuế của Bill là 1.000 đô la mỗi tháng, nhưng tổng chi tiêu của Bill và vợ anh ấy, Janet, cũng xấp xỉ 1.000 đô la một tháng. Cả hai đều

muốn tiết kiệm, nhưng luôn luôn có những lý do chen ngang vào khiến họ không thể thực hiện được kế hoạch. Đã rất nhiều lần họ tự hứa: “Chúng ta sẽ tiết kiệm khi nào được tăng lương”, “Khi chúng ta trả hết các khoản trả góp”, “Khi chúng ta vượt qua được giai đoạn gay go”, “tháng sau”, “năm sau”.

Cuối cùng, Janet phát chán vì hết lần này đến lần khác mà họ vẫn không dành dụm được. Cô nó với Bill: “Anh này, chúng ta có định tiết kiệm hay không đấy?”. Bill trả lời: “Đương nhiên là có rồi, nhưng em cũng biết rằng bây giờ chúng ta chưa thể dành dụm nổi”.

Nhưng lần này Janet rất quyết tâm. “Chúng ta đã bàn với nhau lên kế hoạch tiết kiệm, nhưng vẫn chưa dành dụm được đồng nào bởi vì lúc nào cũng nghĩ chưa đúng lúc, chưa thể. Đã đến lúc phải nghĩ là chúng ta có thể. Hôm qua em vừa đọc một bài báo viết rằng nếu chúng ta tiết kiệm khoảng 100 đô la một tháng, 15 năm sau chúng ta sẽ có 18.000 đô la cộng với 6.000 đô la tiền lãi lũy tiến. Bài báo cũng phân tích: tiết kiệm trước, chi tiêu sau.

Hãy bắt đầu tiết kiệm 10% thu nhập của anh, có thể cuối tháng chúng ta phải an bánh quy giòn và sữa nhưng chúng ta nên làm, phải làm và sẽ tiếp tục như thế.

Bill và Janet gặp chút thiếu thốn trong vài tháng đầu, nhưng họ nhanh chóng điều chỉnh được cuộc sống theo ngân quỹ có được mỗi tháng. Giờ đây, họ thậm chí trở nên rất thích thú với việc “kiểm soát chi phí” để thực hành tiết kiệm.

Bạn muốn gửi lời nhắn cho bạn bè? Hãy làm ngay bây giờ đi. Bạn có một ý tưởng mới có thể giúp cho công việc kinh doanh của bạn tốt hơn? Hãy trinh bày ngay đi. Hãy làm theo lời khuyên của Benjamin Franklin: “Việc hôm nay chớ để ngày mai”.

Hãy nhớ, thực hiện mọi việc ngay bây giờ có thể giúp bạn đạt thành công mỹ mãn, nhưng nếu thực hiện vào

một ngày nào đó, một lúc nào đó, e rằng bạn chỉ gặp thất bại mà thôi.

Một lần, tôi ghé thăm một người bạn cũ. Cô ấy vừa mới tham dự một cuộc họp quản lý. Khi gặp nhau, tôi nhận ra rằng dương như cô ấy đang muốn chia sẻ với tôi chuyện gì đó.

“Anh biết không, tôi triệu tập cuộc họp cấp quản lý sáng nay vì tôi muốn nghe ý kiến của mọi người trước một số thay đổi trong chính sách đã được đề xuất. Vậy mà tôi nhận được những gì?” Cô ấy cho biết: “Có sáu nhà quản lý của chúng tôi tham gia buổi họp, nhưng chỉ có duy nhất một người có ý kiến đóng góp. Hai người khác cũng phát biểu, nhưng chỉ lặp lại lời của tôi mà thôi. Lúc đó tôi cảm thấy như thể mình đang trò chuyện với những người ù lì vậy. Thú thực, tôi không thể hiểu được họ đang nghĩ gi nữa”. Cô nói tiếp: “Như anh thấy đấy, tôi cứ hy

vọng họ sẽ nói điều gì đó thiết thực, và cho tôi biết họ đang nghĩ gì. Suy cho cùng, những chính sách kia ảnh hưởng trực tiếp tới họ kia mà”.

Cô bạn của tôi chẳng hệ nhận được sự giúp đỡ nào trong buổi họp. Nhưng nếu sau buổi họp, bạn nán lại hội trường một chút, rất có thể bạn sẽ lắng nghe được những cộng sự của cô ấy bàn tán: “Tôi đã muốn nói rằng…”, “Tại sao lại không có ai đề nghị…”, “Tôi không nghĩ..”, “Chúng ta nên tiếp tục…”.

Những người thụ động thường không bao giờ nêu ý kiến trong các cuộc họp, nhưng lại nói liên hồi sau khi cuộc họp đã kết thúc, khi mà những gì họ nói không còn thay đổi được điều gì nữa. Họ bất chợt sáng suốt đến lạ thường khi mọi chuyện đã… quá muộn.

Các giám đốc kinh doanh luôn mong đợi được nghe những lời nhận xét. Những người luôn giấu giếm, hay ngại ngùng thể hiện mình sẽ chỉ khiến chính họ thiệt thòi mà thôi.

Hãy tập thói quen “nói lên suy nghĩ của mình”. Mỗi lần đưa ra ý kiến nào đó, bạn đã khiến mình mạnh dạn hơn rất nhiều. Hãy tự tin thể hiện mình, với những ý kiến mang tính xây dựng.

Chúng ta đểu biết các sinh viên đại học thường phải chuẩn bị rất vất vả cho vài luận văn. Với mục đích đó, anh sinh viên Joe dành cả buổi tối để tập trung vào việc học. Nhưng buổi tối của Joe lại thường diễn ra như sau:

Joe định bắt tay vào ngồi học lúc 7 giờ tối, nhưng bữa tối hôm đó cậu ăn hơi nhiều hơn bình thường, vì vậy cậu quyết định xem tv nghỉ ngơi một lúc. Nhưng “một lúc” của cậu hóa ra kéo dài cả tiếng đồng hồ, vì chương trình tv khá hấp dẫn. Lúc 8h, cậu ngồi vào bàn học nhưng lại đứng dậy ngay, vì nhớ ra lời hứa sẽ gọi điện cho bạn gái. Cuộc gọi ngốn thêm 40’ nữa (cậu đã không nói chuyện với cô ấy cả ngảy rồi!). Một cuộc gọi tới khác khiến cậu mất thêm 20’ nữa. Trên đường quay trở lại bàn học, Joe lại bị cuốn hút bởi trò bóng bàn. Thế là thêm một giờ đồng hồ nữa trôi qua. Chơi bóng bàn khiến cậu ướt đẫm mồ hôi, vì thế cậu đi tắm. Rồi sau đó, cậu cần thứ gì đó ăn nhẹ. Chơi bóng bàn và cả việc tắm táp khiến cậu cảm thấy đói kinh khủng.

Thế là một buổi tối với những dự định học hành trôi tuột mất. Cuối cùng, vào lúc 1h sáng, cậu mới giở sách ra, nhưng cậu đã quá buồn ngủ tới mức không thể tập trung vào môn học được nữa. Rốt cuộc, cậu đầu hàng hoàn toàn. Sáng hôm sau, cậu nói với giáo sư: “Em hy vọng thầy cho em nghỉ ngơi một chút, em mệt vì học tới tận 2h sáng vì bài kiểm tra này”.

Anh sinh viên Joe không thể bắt tay vào việc, bởi cậu ta dành quá nhiều thời gian để chuẩn bị hành động. Anh ta cũng không phải là nạn nhân duy nhất của chứng bệnh “chuẩn bị kỹ quá mức”. Anh nhân viên bán hàng Joe, vị giám đốc Joe, anh công nhân lành nghề Joe, ngay cả nội trợ Joe – tất cả đểu vướng vào thói quen nhảy vào những

cuộc nói chuyện phiếm, nghỉ giải lao, gọt bút chì, đọc sách báo, dọn dẹp bàn làm việc, xem tv và hàng loạt những thứ khác nữa.

Nhưng có một cách để phá bỏ thói quen đó. Hãy tự nhủ: “Ngay bây giờ, tôi đã có đủ điều kiện để bắt đầu. Tôi không thể có được thứ gì cả, nếu cứ trì hoãn chưa làm. Thay vì dành thời gian cà công sức cho việc ‘chuẩn bị sẽ làm’, tôi sẽ bắt đầu hành động”.

Một giám đốc của một nhà máy sản xuất dụng cụ kỹ thuật đã nói trước một nhóm các vị giám đốc bán hàng: “Điều chúng ta mong muốn có được hơn bất cứ thứ gì khác trong công việc là có nhiều người cùng hợp sức sáng

tạo ra những ý tưởng hay ho và biến chúng thành hiện thực. Không có một công việc nào trong hệ thống sản xuất và xây dựng thì trường của chúng ta là không thể làm tốt hơn, đạt hiệu quả thực sự hơn. Tôi không hề có ý nói rằng công việc chúng ta làm là không tốt. Thậm chí, chúng ta đang làm rất tốt. Nhưng, như mọi công ty đang phát triển khác, chúng ta cần những sản phẩm mới, thị trường mới và những cách làm mới tốt hơn trước. Chúng ta phải dựa vào những người chủ động và có nhiều sáng kiến. Họ chính là những người mang thành công đến cho tập thể”.

Sáng kiến thực ra là một dạng hành động đặc biệt. Đó là thực hiện một việc gì đó –mà bạn không bắt buộc phải làm –có giá trị. Một người giàu sáng kiến luôn có cơ hội nhận được mức thu nhập cao trong mọi lĩnh vực, ngành nghề.

Giám đốc nghiên cứu marketing của một công ty sản xuất dược phẩm đã kể cho tôi làm cách nào mà anh ấy giành được vị trí đó. Câu chuyện của anh ta thật sự là một bài học minh chứng tuyệt vời cho sức mạnh của sáng kiến.

Anh ấy kể: “Lúc tôi đang là một đại lý bán hàng cách đây 5 năm, tôi nảy ra một ý tưởng. Tôi phát hiện ra chúng tôi thiếu thông tin về khách hàng tiềm năng. Tôi lên tiếng về sự cần thiết của hoạt động nghiên cứu thị trường với mọi người ở đây. Lúc đầu, không ai chịu nghe tôi cả, bởi ngưởi quản lý không thấy được tầm quan trọng của nó.

Tôi bị ám ảnh thực sự bởi ý tưởng nghiên cưu thị trường. Vì vậy tôi không hề ngại khó khăn để đề nghị với cấp trên cho phép chuẩn bị một bản báo cáo trong vòng một tháng về ‘Thông tin thị trường thuốc’. Tôi thu thập thông

Một phần của tài liệu Dám nghĩ lớn (Trang 117 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)