ở khả năng loại bỏ các vấn đề bất trắc trước khi hành động, mà nằm ở khả năng tìm ra giải pháp khi gặp khó khăn. Dù
trong công việc hay cuộc sống gia đình, bạn không nên lo lắng thái quá; khi gặp khó khăn bất cứ lúc nào, bạn hãy tìm ra cách giải quyết tương xứng, kịp thời.
Chúng ta không thể mua bảo hiểm cho mọi vấn đề trong cuộc sống.
Đừng chần chừ, mỗi khi xuất hiện bất cứ ý tưởng nảo trong đầu, hãy nhanh chóng hành động, biến ý tưởng đó thành hiện thực. Khoảng 5, 6 năm trước, một người bạn giáo sư tài năng của tôi kể cho tôi nghe về dự định viết một cuốn tiểu sử về một nhân vật nổi tiếng của vài thập niên trước. Những ý tưởng của anh ấy “trên cả tuyệt vời”, sống động và thú vị. Vị giáo sư đó biết rõ mình muốn viết gì, ông ấy thừa kỹ năng và khả năng để hoàn thành. Kế hoạch đó chắc chắn mang lại cho ông ấy danh tiếng, tiền bạc và quan trọng nhất là ông sẽ tìm được sự mãn nguyện với bản thân.
Mùa xuân năm ngoái tôi gặp lại ông, tôi vô tình hỏi xem ông ấy đã hoàn thành cuốn sách chưa (đó là một sai lầm của tôi, vì tôi đã khơi lại vết thương trong lòng của ông ấy). Chưa, ông ấy chưa hề bắt tay vào viết cuốn sách! Dường như ông ấy phải đấu tranh rất lâu để nghĩ xem nên giải thích việc đó thế nào. Cuối cùng, ông ấy nói vì quá bận và còn nhiều ‘trách nhiệm’ khác phải hoàn thành nên vẫn chưa thể bắt đầu được.
Trong thực tế, những gì mà ông bạn tôi làm chỉ là chon chặt ý tưởng của mình trong đầu. Ông đã để cho những suy nghĩ tiêu cực được dịp tác động. Ông bạn nhận ra rằng: muốn hoàn thành cuốn sách, ông hẳn phải làm việc rất cật lực, thậm chí phải hy sinh rất nhiều thứ. Trong thâm tâm, ông ấy thừa hiểu vì sao kế hoạch đó không thể thành công được.
Ý tưởng là rất quan trọng. Rõ ràng là thế. Để sang tạo phát triển bất cứ điều gì, chúng ta cần phải có ý tưởng. Thành công sẽ không đến với những ai chẳng có ý tưởng gì.
Nhưng bạn cũng đừng quên một điều, chỉ ý tưởng thôi chưa đủ. Ý tưởng nhằm làm tăng lợi nhuận hay đơn giản hóa các thủ tục hành chính chỉ thật sự có giá trị khi biến thành sự thực.
Hàng ngày, có hàng ngàn người tự chon vùi những ý tưởng có giá trị vì họ sợ phải hành động.
Hãy ghi nhớ thật kỹ hai điều sau đây:
Thứ nhất, hãy khiến những ý tưởng của bạn trở nên có giá trị bằng cách biến chúng thành sự thật. Dù cho ý tưởng của bạn có xuất sắc đến đâu, nhưng nếu bạn không hành động, bạn sẽ không đạt được gì cả.
Thứ hai, biến ý tưởng của bạn thành hiện thực và đạt được sự mãn nguyện cho bản thân mình, Nhiều người nói rằng, cụm từ đáng chán nhất là cụm từ bắt đầu bằng “Giá mà..”. Hàng ngày bạn có thể nghe ai đó nói những câu đại loại như: “Nếu bảy năm trước tôi bắt đầu kinh doanh, giờ đây chắc hẳn tôi đã thành công lắm rồi”, hoặc “Tôi đã linh cảm mọi việc sẽ xảy ra như vậy mà. Giá mà tôi đã làm gì đó”. Khi không thể biến một ý tưởng hấp dẫn trở thành hiện thực, bạn sẽ cảm thấy thất vọng và buồn bã. Nhưng một khi ý tưởng trơ thành hiện thực, bạn sẽ thấy mãn nguyện và hạnh phúc tràn trề.
Hãy dung hành động để xóa bỏ nỗi sợ hãi và bồi đắp sự tự tin. Hãy ghi nhớ điều dưới đây. Hành động sẽ giúp ươm mầm, nuôi dưỡng và phát triển lòng tự tin trong bạn; ngồi lì một chỗ sẽ khiến nỗi sợ hãi lớn lên. Để chống lại nỗi sợ hãi, hãy hành động. Muốn tăng thêm sự sợ hãi, cứ chờ đợi và trì hoãn.
Một lần, tôi được một huấn luyện viên nhảy dù giải thích: “Thực ra việc nhảy dù không hề khó khăn. Chính thời khắc chờ đợi để nhảy xuống mới khiến người ta sợ hãi. Trên đường đến địa điểm nhảy dù, tôi luôn làm mọi cách giúp các học viên cảm thấy thời gian trôi qua nhanh hơn. Rất nhiều học viên vì nghĩ ngợi nhiều quá về những gí sẽ xảy ra nên đã tỏ ra hoảng sợ, lo lắng. Nếu chúng tôi không thể giúp họ vượt qua sự e ngại, họ sẽ không tài nào trở thành lính nhảy dù được. Càng trì hoãn nhảy xuống bao nhiêu, hò càng sợ hãi.
Ngay cả đối với các chuyên gia, việc chờ đợi cũng khiến họ trở nên lo lắng, bồn chồn. Theo tạp chí Time thì Edward R. Murrow, phát thanh viên hàng đầu quốc gia, thường lo lắng đến vã mồ hôi, thậm chí cáu gắt trước mỗi lần ghi hình. Nhưng chỉ cần bắt đầu bấm máy, mọi nỗi sợ hãi của anh ấy tự động biến mất. Rất nhiều diễn viên kỳ cựu cũng trải qua cảm giác tương tự. Họ đều bảo: phương thuốc duy nhất giúp chữa khỏi căn bệnh sợ sân khấu là
bước ra diễn. Sự ấm áp của khán phòng là phương thuốc chống lại nỗi sợ và lo lắng.
Rất nhiều bác sĩ sử dụng những viên thuốc trung tính, vô hại cho những bệnh nhân cứ khăng khăng phải uống một liều thuốc gì đó để có thể ngủ được. Với rất nhiều người, chỉ cần uống một viên thuốc (họ không hề biết rằng viên thuốc đó thực ra chỉ là giả dược nên chẳng có tác dụng gì) là họ cảm thấy an tâm hơn nhiều.
Sợ hãi một điều gì đó là một cảm giác hoàn toàn tự nhiên. Nhưng có không ít cách chúng ta thường sử dụng để xoát tan nỗi sợ hãi thực ra lại chẳng có tác dụng gì. Tôi đã từng chứng kiến rất nhiều nhân viên bán hàng, kể cả
nhân viên kinh nghiệm nhất, cố xua tan nỗi sợ của họ bằng cách đi vòng quanh phòng nhiều lần hoặc uống thêm cà phê, nhưng để chống lại nỗi sợ hãi- vâng, bất cứ nỗi sợ hãi nào-là hành động.
Bạn ngần ngại phải gọi một cuộc điện thoại cho một khách hàng mới? Cứ gọi và nỗi sợ sẽ tan biến. Càng trì hoãn, bạn sẽ càng thấy khó khăn hơn.
Bạn sợ phải đến bác sĩ kiểm tra sức khỏe? Cứ đi và sự lo lắng sẽ nhanh chóng biến mất. Rất có thể chẳng có gì nghiêm trọng xảy ra với bạn cả, mà nếu có, bạn sẽ biết được bệnh tình nghiêm trọng đến mức nào. Nều bạn cứ trì hoãn không đi kiểm tra, bạn sẽ cảm thấy lo lắng cho đến khi nỗi sợ đó lớn đến mức làm cho bạn ngã bệnh thật sự.
Bạn sợ phải thảo luận một vấn đề với cấp trên? Hãy cứ đến gặp sếp của bạn và bàn bạc, rồi bạn sẽ thấy mọi vấn đề được giải quyết dễ dàng thế nào.
Hãy xây dựng lòng tự tin và xóa tan sự sợ hãi bằng hành động.