QUY TRèNH VẬN HÀNH MÁY BIẾN DềNG

Một phần của tài liệu Nhiệm vụ vận hành hệ thống điện (Trang 88 - 92)

D. Xử lý sự cố máy biến áp:

QUY TRèNH VẬN HÀNH MÁY BIẾN DềNG

Giới thiệu chung

Máy biến dòng điện ( TI ) là thiết bị điện từ tĩnh, dùng để biến đổi dòng điện ở điện áp cao thế xuống dòng điện chuẩn danh định 1 hoặc 5A có điện áp thấp cung cấp cho các mạch đo lường-điều khiển-bảo vệ-tín hiệu.

TI thường được chế tạo với cuộn dây ngâm trong dầu cách điện, gọi là TI dầu ( TID ) hoặc được bọc trong cách điện rắn, Êpoxi, gọi là TI khô ( TIK ). Thông thường các TI 6; 10kV được chế tạo kiểu TIK. Các TI 22; 35kV có thể được chế tạo tạo kiểu TID, cũng có thể được chế tạo kiểu TIK. Các TI 110kV được chế tạo kiểu TID. Một số TI 110kV còn được chế tạo theo kiểu phân tầng để giảm chi phí cách điện.

Một số các ký hiệu thường gặp trên nhãn TI: 1. Tỷ số biến:

- ( 50-100 )/5A ⇒ Đây là TI có tỷ số biến có thể thay đổi để phù hợp với dòng điện phía sơ cấp. Người ta có thể thay đổi tỷ số biến bằng cách thay đổi số vòng dây quấn phía sơ cấp hoặc thay đổi số vòng dây quấn phía cuộn dây thứ cấp.

- 150/5A ⇒ Khi dòng điện chạy qua cuộn dây sơ cấp có giá trị là 150A thì trong mạch điện phía thứ cấp của TI có dòng điện có giá trị là 5A.

3. Cấp chính xác và dung lượng:

- CX: 0,5 ⇒ TI đạt cấp chính xác là 0,5 khi tải phía thứ cấp ≤ 120% dung lượng định mức của TI. Cuộn thứ cấp có cấp chính xác 0,5VA được sử dụng cho các mạch đo lường

- 5P10: Khi bội số dòng điện chạy qua cuộn dây sơ cấp của TI có giá trị = 10 thì sai số hỗn hợp của TI là 5%. Cuộn thứ cấp có cấp chính xác 5P10 được sử dụng cho các mạch bảo vệ

- S = 30VA ⇒ Dung lượng định mức của TI. Nếu phụ tải phía thứ cấp của TI có công suất tiêu thụ ≤ 30VA thì TI đảm bảo cấp chính xác đã ghi trên nhãn của TI.

Điều kiện môi trường làm việc Nhiệt độ: Max: 450C Min: 50C Khí hậu: Nhiệt đới

Độ ẩm cực đại: ≤ 95% Độ ẩm trung bình: ≤ 85%

Độ cao: ≤ 1000m ( so với mực nước biển )

Lắp đặt trong nhà hoặc ngoài trời tuỳ theo nhà chế tạo

Chế độ vận hành

Điều 1: Trước khi đóng điện, TI phải được thí nghiệm đạt tiêu chuẩn đồng thời

dây đấu nhị thứ đảm bảo không có điểm bị chạm chập, ngắn mạch hoặc đứt, mức dầu trong TU đủ ( với loại TID ) hoặc vỏ cách điện không bị rạn nứt cũng như có vật dẫn điện bám vào.

Điều 2: Không được vận hành TI với điện áp lớn hơn điện áp làm việc max của

TI.

Điều 3: Cho phép TI được vận hành với dòng điện chạy qua cuộn dây sơ cấp cao

hơn dòng điện định mức tới 20%.

Điều 4: Để đảm bảo cấp chính xác, công suất tiêu thụ của phụ tải phía cuộn dây

thứ cấp không được phép lớn hơn công suất định mức đã ghi trên nhãn của TI.

Điều 5: Đối với những trạm có người trực, việc xem xét kiểm tra ( không cắt điện ) phải thực hiện định kỳ mỗi ca một lần. Đồng thời phải kiểm tra ngay sau khi có sự thay đổi đột ngột, có tín hiệu cảnh báo hay tín hiệu bảo vệ tác động.

Điều 6: Đối với các TI ở những trạm không có người trực hoặc ở những trạm đo

đếm danh giới, việc kiểm tra phải được thực hiện mỗi khi vào trạm kiểm tra các thiết bị của trạm cũng như khi vào trạm để ghi thông số hoặc thao tác.

Điều 7: Kiểm tra xem xét bên ngoài TI gồm có:

- Xem xét toàn bộ TI xem có rỉ dầu không ( với TID ) - Quan sát mức dầu ( với TID có kính báo dầu )

- Quan sát xem có điểm nào bị phóng điện bề mặt, nứt vỡ vỏ cách điện không, có vật dẫn điện bám vào vỏ cách điện không.

- Theo dõi tiếng kêu của TI.

- Kiểm tra sự đánh lửa, phát nhiệt tại các điểm tiếp xúc giữa các đầu cốt với thanh cái, thanh dẫn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kiểm tra hạt hấp thụ ( Silicagen ) và mức dầu trong cốc dầu của bình thở ( nếu có ).

Điều 16: Trong khi vận hành nếu thấy TI có những hiện tượng khác thường như chảy dầu, thiếu dầu, nứt vỡ vỏ cách điện, có tiếng kêu khác thường, phát nhiệt ở đầu cốt... phải báo cáo trực vận hành, điều độ viên B7 để có biện pháp xử lý kịp thời và ghi lại những hiện tượng, nguyên nhân đó vào sổ nhật ký vận hành cũng như lý lịch thiết bị.

Điều 8: TI phải đưa ra khỏi vận hành trong các trường hợp sau:

- Có tiếng kêu mạnh, không đều và tiếng phóng điện bên trong - Dầu trào ra ngoài qua bình dầu.

- Mức dầu hạ thấp dưới mức quy định và còn tiếp tục hạ thấp. - Màu sắc của dầu thay đổi đột ngột.

- Cách điện bị rạn nứt, vỡ, bị phóng điện bề mặt, đầu cốt sứ bị nóng đỏ. - Kết quả thí nghiệm định kỳ không đạt tiêu chuẩn

Điều 9: Nếu mức dầu hạ thấp hơn mức quy định thì phải bổ sung dầu, trước khi

bổ sung dầu phải xử lý những chỗ rò rỉ.

Điều 10: Kết hợp thời gian cắt điện để vệ sinh và kiểm tra TI theo các hạng mục

sau:

- Vệ sinh toàn bộ phần sứ, vỏ cách điện - Vệ sinh các kính báo dầu ( nếu có ) - Sơn lại các chi tiết bằng sắt bị han gỉ

- Xiết lại các đầu cốt đấu dây cao, hạ thế, các vị trí nối đất

- Bổ sung dầu ( nếu mức dầu không đảm bảo điều kiện vận hành )

Điều 11: Điều kiện để tiếp xúc trực tiếp với TI:

- Cầu dao, máy ngắt phía cao thế cấp điện vào TI đã cắt và treo biển báo an toàn tại tay thao tác cầu dao, máy ngắt.

Điều 21: Việc bổ xung dầu nên chọn dầu cùng loại hiện có trong TI. Nếu dùng

dầu khác loại với số lượng > 10% số lượng dầu hiện có trong TI thì phải kiểm tra kỹ về độ ổn định, các tính chất lý-hoá của dầu.

bảo dưỡng

Điều 12: Các chế độ bảo dưỡng

- Tiểu tu: Tu sửa TI có cắt điện nhưng không tháo dầu và không rút ruột TI ra khỏi vỏ ( với TID ), thường kết hợp cùng thời gian thí nghiệm định kỳ. Ngòai ra có thể phải thực hiện những sửa chữa nhỏ bất thường không theo kế hoạch.

- Đại tu định kỳ ( với TID ): Rút ruột TI ra khỏi vỏ, kiểm tra sửa chữa toàn diện TI, có thể bao gồm cả sấy. Đại tu định kỳ lần đầu tiên không quá 8 năm kể từ khi đưa TI vào vận hành có xét đến kết quả thí nghiệm định kỳ. Những lần đại tu định kỳ tiếp theo căn cứ vào kết quả thí nghiệm định kỳ và tình trạng TI.

- Đại tu phục hồi( với TID ): Tuỳ theo tình trạng cuộn dây, bản thể TI mà có thể thay thế, quấn lại một phần hay sửa chữa cục bộ.

Điều 13: Khối lượng tiểu tu

- Kiểm tra, xử lý tiếp xúc tại các đầu cốt đầu vào, ra các sứ cao, hạ thế - Vệ sinh bề mặt các sứ, vỏ cách điện TI bằng cồn công nghiệp

- Xiết lại các chi tiết cơ khí bên ngoài vỏ TI mà trong quá trình vận hành có thể bị dơ dão không chặt.

- Xử lý các điểm rò rỉ dầu ở gioăng sứ, vỏ nếu có.

- Kiểm tra các hàng kẹp đấu nối dây mạch nhị thứ, cáp nhị thứ

- Xả cặn bẩn bình dầu phụ, bổ xung dầu bình dầu phụ. Thông rửa ống thuỷ, kiểm tra ống báo dầu ( với TID ).

- Kiểm tra các van và các gioăng ( với TID )

- Thay Silicagen trong các bình xi phông nhiệt và các bình thở ( với TID ). Lần thay Silicagen trong bình xi phông nhiệt đầu tiên phải tiến hành sau một năm vận hành và sau đó phải thay khi trị số axit trong dầu đạt tới 0,1mgKOH/1gam dầu hoặc khi hàm lượng axit hoà tan trong nước lớn hơn 0,014mgKOH (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điều 14: Khối lượng Đại tu định kỳ( với TID )

- Tháo vỏ TI

- Kiểm tra và sửa chữa ruột TI, gông từ. - Sửa chữa vỏ TI, các van.

- Vệ sinh sơn lại các chi tiết sắt bị han gỉ - Lọc lại dầu hoặc thay dầu mới

- Sấy lại ruột TI ( nếu cần )

Một phần của tài liệu Nhiệm vụ vận hành hệ thống điện (Trang 88 - 92)