Một số yêu cầu đối với hệ thống rơle bảo vệ:

Một phần của tài liệu Nhiệm vụ vận hành hệ thống điện (Trang 56 - 57)

D. Xử lý sự cố máy biến áp:

1-Một số yêu cầu đối với hệ thống rơle bảo vệ:

Để đảm bảo độ tin cậy tối đa trong vận hành, các thiết bị bảo vệ cần thoả mãn các yêu cầu sau:

a, Tác động nhanh:

Thời gian loại trừ ngắn mạch trên các phần tử mang điện trên hệ thống điện càng nhanh càng tốt. Hiện nay các bộ bảo vệ dùng kỹ thuật số kết hợp với máy cắt hiện đại, thời gian loại trừ sự cố có thể đạt được chừng 4 chu kỳ dòng điện công nghiệp (80 ms) trong đó 1/2 chu kỳ cho bộ phận đo lường làm việc, một chu kỳ cho rơ le làm việc, 2 - 2,5 chu kỳ để cắt máy cắt.

b, Chọn lọc:

BVRL phải làm việc chọn lọc, tức là cắt đúng điểm sự cố, không mở rộng sự cố.

Cấp bảo vệ chính của các phần tử chủ yếu như máy biến áp, đường dây thường được sử dụng loại bảo vệ có tính chọn lọc tuyệt đối để đảm bảo phát hiện và chọn đúng phần tử sự cố để loại trừ khỏi hệ thống.

Độ chọn lọc của hệ thống bảo vệ được phân làm 2 nhóm:

Nhóm 1: Chọn lọc tương đối:

Nhóm bảo vệ này phản ứng với tất cả các dạng sự cố với sự biến đổi các thông số vượt quá một ngưỡng nào đó, như bảo vệ trở kháng thấp (Khoảng cách) bảo vệ quá dòng, quá dòng chạm đất ...

Nhóm 2: Chọn lọc tuyệt đối :

Nhóm bảo vệ này chỉ phản ứng với sự cố xảy ra ở các phần tử mà thiết bị cần phải bảo vệ, mà nó không phản ứng với sự cố xảy ra ở ngoài vùng của bảo vệ như bảo vệ so lệch dòng điện, bảo vệ so lệch pha, bảo vệ khoảng cách liên lạc qua cáp quang.

c, Độ nhạy:

Bảo vệ rơ le có độ nhạy càng lớn càng tốt.

BVRL chỉ tác động theo đúng chức năng đã quy định và không được từ chối tác động, để loại trừ được sự cố.

Sự làm việc tin cậy của các thiết bị bảo vệ và máy cắt điện có ý nghĩa quyết định đến độ tin cậy chung của toàn hệ thống. Đối với các thiết bị quan trọng, để tăng độ tin cậy cần sử dụng 2 hoặc nhiều hơn hệ thống bảo vệ làm việc song song. Máy biến dòng điện, biến điện áp phải có độ chính xác cần thiết.

2 - Mã số của các bảo vệ thường gặp theo tiêu chuẩn ANSI: F21: Bảo vệ khoảng cách.

F25: Rơ le kiểm tra đồng bộ. F27: Bảo vệ kém áp.

F28: Thiết bị phát hiện cháy. F30: Rơ le cảnh báo.

F49: Bảo vệ quá tải.

F50: Bảo vệ quá dòng cắt nhanh (không hướng)

F50N: Bảo vệ quá dòng chạm đất cắt nhanh (không hướng) F51: Bảo vệ quá dòng có thời gian (không hướng)

F51N: Bảo vệ quá dòng chạm đất có thời gian (không hướng) 50BF: Bảo vệ chống hư hỏng máy cắt.

F59: Bảo vệ quá áp.

F67: Bảo vệ quá dòng có hướng

F67N: Bảo vệ quá dòng chạm đất có hướng F79: Tự động đóng lại.

F81: Rơ le sa thải phụ tải theo tần số.

F85: Thiết bị trao đổi tín hiệu của bảo vệ với đầu đối diện. F87B: Rơ le so lệch thanh cái

F87T: Rơ le so lệch máy biến áp. F90: Tự động điều chỉnh điện áp. F94: Rơ le trung gian.

FR: Máy ghi sự cố.

FL: Thiết bị xác định điểm sự cố.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nhiệm vụ vận hành hệ thống điện (Trang 56 - 57)