Một số kiến nghị trong công tác thẩm định dự án FDI 1.Kiến nghị với Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Trang 60 - 64)

1.Kiến nghị với Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

Cần nghiên cứu xây dựng một quy trình thẩm định hiện đại, phù hợp với từng loại hình dự án đầu tư nhằm hướng đến mục tiêu đơn giản và hiệu quả. Thực hiện đúng chức năng là cơ quan thẩm định đứng trên góc độ của nhà nước và Chính phủ. Tránh can thiệp quá sâu vào công việc kinh doanh của các chủ đầu tư nước ngoài mà lơ là nhiều mặt làm ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế xã hội của đất nước mà dự án đem lại.

Đẩy mạnh cải cách hành chính trong từng bộ phận tham gia thẩm định và quyết định đầu tư.

Hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin, báo cáo nội bộ. Phải làm sao để thông tin được thông suốt, đầy đủ, không phiến diện, làm cơ sở cho việc cung cấp thông tin cho hoạt động thẩm định dự án được nhanh chóng, thuận tiện.

Khẩn trương xây dựng đề án xác định hệ thống chỉ tiêu thẩm định mang tính chuẩn mực và các tiêu chuẩn đánh giá dự án cho các dự án đầu tư theo từng lĩnh vực, từng địa bàn, từng ngành…để làm cơ sở so sánh, đánh giá dự án và ra quyết định đầu tư.

chuẩn thẩm định về mặt tài chính thống nhất và chặt chẽ để giảm bớt gánh nặng cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong mặt thẩm định tài chính đối với những dự án được phép, hoặc ít nhất, những khía cạnh tài chính đã được thẩm định bởi ngân hàng có thể trở thành cơ sở tin cậy để Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra những đánh giá cho tính khả thi về mặt tài chính của dự án.

Phối hợp chặt chẽ với Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường trong việc thẩm định mặt kỹ thuật công nghệ của dự án. Thường xuyên có sự trao đổi, đào tạo cán bộ thẩm định thuộc chuyên môn kỹ thuật của Bộ Kế hoạch và Đầu tư với Bộ khoa học Công nghệ và Môi trường để nâng cao trình độ cũng như cập nhật các kiến thức mới nhất về công nghệ của thế giới nhằm nâng cao chất lượng thẩm định về mặt kỹ thuật công nghệ của dự án.

2. Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ có liên quan.

Chính phủ cần nghiên cứu xây dựng một dự án có quy mô quốc tế về việc hình thành một trung tâm thông tin kinh tế tại Việt Nam. Vai trò của nó sẽ tương tự như một siêu thị thông tin mà từ đó các cá nhân và đơn vị có nhu cầu sẽ được cung cấp các thông tin đầy đủ, nhanh chóng và chính xác nhất phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng kế hoạch hay điều tra kinh tế. Trung tâm sẽ hoạt động như một nguồn thông tin hai chiều, cung cấp cho trong nước những thông tin kinh tế từ nước ngoài và ngược laị, Chính phủ và các đối tác kinh tế nước ngoài cũng có thể tìm thấy những thông tin cập nhật về mặt thuộc lĩnh vực kinh tế của Việt Nam.

Đề nghị Chính phủ giao cho các bộ ngành có liên quan triển khai nghiên cứu Bộ luật đầu tư chung nhằm tạo nên một cơ sở pháp lý tiêu chuẩn và ổn định hướng dẫn và điều chỉnh có hiệu quả hơn nữa đối với hoạt động đầu tư.

Đề nghị Chính phủ chỉ đạo, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương rà soát lại các văn bản pháp quy liên quan đến đầu tư nước ngoài, bãi bỏ những văn bản, những loại giấy phép không còn cần thiết; xây dựng quy chế phối hợp với các Bộ, ngành , địa phương trong quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài; xây

KẾT LUẬN

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của việc quản lý đầu tư là quản lý tốt công tác chuẩn bị đầu tư. Đó cũng chính là công việc lập, thẩm định dự án đầu tư. Thẩm định dự án được xem như một nhu cầu không thể thiếu và là cơ sơ để ra quyết định hoặc cấp giấy phép đầu tư.

Thẩm định dự án FDI là một khâu quan trọng trong việc quản lý hoạt động FDI của một quốc gia. Kết quả của thẩm định được các cấp các ngành có liên quan sử dụng làm căn cứ để ra các quyết định quản lý phù hợp. Mục đích để lựa chọn những dự án FDI có tính khả thi cao, loại bỏ được những dự án không đem lại hiệu quả đầu tư. Thẩm định dự án giúp chúng ta sử dụng vốn có hiểu quả hơn, tiết kiêm, tránh lãng phí cho các quan quản lý nhà nước.

Như vậy quá trình phân tích trên ta thấy công tác thẩm định dự án FDI là rất có ý nghĩa đối với quá trình quản lý đầu tư. Giúp nước ta sử dùng hiệu quả nguồn vốn và tiết kiệm được nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời đưa ra các giải pháp thu hút các FDI vào quá trình phát triền kinh tế đất nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Kinh tế Đầu tư – NXB Thống kê, 2004

2. Bài giảng Đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ - TS. Đinh Đào Ánh Thủy.

3. Giáo trình “Đầu tư trực tiếp nước ngoài “ Vũ Chí Lộc, nhà xuất bản giáo dục , 1997.

4.Giáo trình quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 5. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế : số 9(328) tháng 9/2005 ; số 8 (315)

tháng 8/2004; số 5 (300) tháng 5/2003; số 10 (281) tháng 10/2001; số 9 (268) tháng 9/2000.

6. Tạp chí Kinh tế và Phát triển : số 100 (10/2005); số 94 (4/2005); số 92 (2/2005); số 81 (3/2004); số 78 (12/2003); số 66 (12/2002); số 65 (11/2002).

7. Tạp chí Kinh tế & Dự báo : số tháng 6/2002 (350); số tháng 7/2000(327);

8. Tạp chí Quản lý nhà nước : số tháng 7/2000. 9. Số liệu từ các trang web :

- vninvest.com ( Tạp chí Đầu tư Việt Nam )

- www.vir.com./Client/dautu/default.asp ( chuyên đề Đầu tư )

- www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217 ( Tổng cục thống kê ) - www. Bộ kế hoạch & đầu tư.

MỤC LỤC

Trang

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w