Các bước thẩm định và các cơ quan đơn vị thực hiện thẩm định dự án đầu tư FDI.

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Trang 29 - 32)

đầu tư FDI.

3.1 các bước thẩm định.

Trong quá trình thực hiện thẩm định các dự án FDI có 4 bước: Bước 1: Nộp hồ sơ xin xét duyệt dự án.

Bước 2: Lập hội đông thẩm định dự án.

Thành phần của hội đồng thẩm định dự án tuỳ thuộc vào loại dứ án đầu tư quốc tế. Một dự án chỉ chịu sự thẩm định của một hội đồng thẩm định phù khớp với sự phân cấp thẩm định dự án của chính phủ. Hội đồng thẩm định nào cũng bao gồm một cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm thẩm định chính theo phân cấp cùng với sự tham gia của các ban ngành có liên quan như: sở xây dựng, viện quy hoạch, ban quản lý ruộng đất, quỷ ban khoa học kỹ thuật thành phố, Uỷ ban kế hoạch, Sở tài chính, Ngân hàng nhà nước ….

- Dự án thuộc nhóm A: Thủ tướng chính phủ và hội đồng tư vấn của thủ tướng chính phủ.

- Dự án thuộc nhóm B: Bộ kế hoạch đầu tư và hội đồng thẩm định của Bộ kế hoạch đầu tư.

- Dự án thuộc cấp tỉnh quản lý: UBND tỉnh và Hội động thẩm định do UBND tỉnh thành lập.

- Dự án thuộc KCN, KCX: Ban quản lý KCN,KCX và Hội đồng thẩm định do Ban quản lý KCN,KCX thành lập.

nhiệm vụ của các cơ quan có liên quan( các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ …) là tham gia thẩm định những vấn đề mà cơ quan có

Bước 3: Tổ chức thẩm định dự án đầu tư quốc tế.

Trong bước này, yêu cầu hội đồng thẩm định dự án phải chọn phản biện cho dự án và gửi trước các hồ sơ cho các thành viên có liên quan được cơ quan chủ trì thẩm định mời, để các cơ quan này tham gia thẩm định những nội dung thuộc phạm vi quản lý. Đó là các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan của Chính phủ đối với các dự án thuộc nhóm A, B.

Trong khoảng thời gian qui định thì các thành viên phải gửi ý kiến phản biện bằng văn bản đến cơ quan chủ trì thẩm định. Cơ quan chủ trì thẩm định sẽ tập hợp các ý kiến về dự án để chuẩn bị cho các kết luận của Hội đồng.

Trường hợp 1: các ý kiến về dự án là khác nhau thì phải tuỳ theo từng loại dự án là khác nhau thì phải tuỳ theo từng loại dự án mà có những quyết định cách làm phù hợp.

Trường hợp 2: các ý kiến về dự án là thống nhất với nhau thì cấp nào được phân cấp thẩm định loại dự án nào sẽ ra quyết định cấp phép đầu tư cho dự án đó.

Bước 4: Thông báo cấp giấy phép đầu tư hoặc thông báo bãi bỏ dự án cho chủ đầu tư biết.

Trường hợp dự án bị bãi bỏ, trong thông báo gửi cho chủ đầu tư phải nêu rõ lý do vì sao dự án không được chấp nhận.

3.2. Cơ quan, đơn vị thực hiện thẩm định:

Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam được chấp thuận dưới hình thức giấy phép đầu tư. Giấy phép đầu tư được ban hành theo mẫu thống nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Quy trình thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài phụ thuộc vào thẩm quyền xét duyệt dự án do Chính phủ quy định. Khác với các dự án đầu tư trong nước, dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ chia làm 2 nhóm: A và B

Dự án nhóm A do Thủ tướng Chính phủ quyết định

tư), Uỷ ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc trung ương được Chính phủ phân cấp.

Quy trình thực hiện thẩm định dự án được Chính phủ quy định như sau: Đối với dự án nhóm A:

Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến của các Bộ, ngành và UBND tỉnh có liên quan để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

Trường hợp có ý kiến khác nhau về những vấn đề quan trọng của dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Hội đồng tư vấn gồm đại diện có thẩm quyền của các cơ quan có liên quan và các chuyên gia để xem xét có ý kiến trước khi trình Thủ tướng.

Tuỳ theo tính chất quan trọng của dự án, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Hội đồng thẩm định nhà nước về các dự án đầu tư nghiên cứu và tư vấn để Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Đối với dự án nhóm B:

Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến của các Bộ, ngành và UBND cấp tỉnh có liên quan trước khi xem xét quyết định.

Đối với dự án do UBND cấp tỉnh được phân cấp cấp giấy phép:

UBND cấp tỉnh tiến hành thẩm định dự án theo các nội dung đã được quy định. UBND cấp tỉnh có trách nhiệm lấy ý kiến của các Bộ, ngành về các vấn đề thuộc thẩm quyền của các Bộ, ngành mà chưa có quy định cụ thể.

Thời gian thẩm định dự án:

Đối với dự án nhóm A:

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án, các Bộ, ngành và UBND cấp tỉnh có ý kiến bằng văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về nội dung dự án thuộc phạm vi quản lý của mình. Quá thời hạn trên mà không có ý kiến bằng văn bản thì coi như chấp thuận nội dung dự án.

Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, phải trình ý kiến thẩm định lên Thủ tướng Chính phủ.

Dự án do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định:

Các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh cũng phải có ý kiến tương tự như dự án nhóm A.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hành thẩm định và cấp giấy phép trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầy đủ và hợp lệ.Thời hạn quy định trên đây không kể thời gian nhà đầu tư sửa đổi, bổ sung hồ sơ dự án là 20 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Trang 29 - 32)