Đây là một công việc khá phức tạp, tốn kém vì phải kiểm tra các phép tính toán, xem xét toàn bộ các kết quả giải trình kinh tế- kỹ thuật. Phải xem xét đến công nghệ và phương pháp sản xuất, chuyển giao công nghệ đặc biệt là công nghệ cao. công nghệ sử dụng nguyên liệu trong nước với tỷ lệ càng cao càng tốt.
Thẩm tra địa điểm đặt doanh nghiệp từ các văn bản pháp lý đến địa điểm cụ thể nhất thiết không được mâu thuẫn với quy hoạch. Đặc biệt xem xét kỹ phần ảnh hưởng của dự án đến môi trường sinh thái.
điều kiện vận hành bảo dưỡng thiết bị công nghệ của dự án.
Việc thẩm tra kỹ thuật công nghệ nhất thiết phảI có ý kiến của các chuyên gia thuộc các chuyên nghành kỹ thuật của dự án.
Thẩm định kỹ thuật xây dựng công trình của dự án .
Xem xét việc xây dựng có phù hợp với tổng thể không, có phù hợp với công nghệ, thiết bị và yêu cầu về môi trường, có được bảo đảm không. Về mặt thiết bị cần kiểm tra tính đồng bộ với công suất của các thiết bị, các công đoạn sản xuất với nhau, mức độ tiêu hao nguyên liệu, năng lượng, tuổi thọ, yêu cầu sửa chữa bảo dưỡng, khả năng cung ứng phụ tùng. Đối với các loại thiết bị nhập khẩu, ngoài việc kiểm tra theo các nội dung trên cần phải kiểm tra thêm về các mặt như: các điều khoản của hợp đồng nhập khẩu có đúng với luật và thông lệ ngoại thương hay không, tính pháp lý về trách nhiệm của các bên ra sao.
2.5.Thẩm định các mục tiêu của dự án.
Thẩm định mục tiêu dự án là thẩm tra, xem xét các vấn đề sau:
- sản phẩm( nghành nghề) mà dự án kinh doanh có thuộc danh mục cấm của nhà nước hay không.
so sánh mục tiêu của dự án đầu tư với mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế quôc dân, xem dự án có đóng góp thế nào để kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân trở thành hiện thực.
- Xem xét ngành nghề mà dự án kinh doanh có thuộc diện ưu tiên hay không. Nếu thuộc danh mục ưu tiên thì việc xem xét duyệt sẽ thuận lợi hơn và có thể được hưởng chế độ ưu đãi.
Sự phù hợp của các mục tiêu dự án đối với kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân sẽ quyết định vị trí của dự án trong toàn thể kế hoạch phát triển kiinh tế.