Từ các kết quả thực hiện được chúng tôi rút ra các kết luận sau:
- Đã xác định được phương pháp tồn trữ lá dâu (nguyên liệu) bằng phương pháp sấy khô tự nhiên (phơi nắng từ 4 - 6 ngày) cho đến khi lá dâu đạt tới độ ẩm 10% ± 1.
- Đã xác định được phương pháp trích ly và các thông số kỹ thuật thích hợp nhằm thu được lượng DNJ cao nhất cụ thể là: Sử dụng phương pháp ngâm trong dung môi ethanol 30%V đã được axit hóa 1% axit axetic với tỷ lệ dung môi/ nguyên liệu 15/1, thời gian trích ly 26 giờ và được ổn định nhiệt độ ở 430C (thu được khối lượng DNJ là 0,184g)
- Đã xác định phương pháp thu nhận cao lá dâu tằm có hàm lượng DNJ cao, cụ thể như sau: Cô đặc dịch chiết bằng phương pháp cô chân không ở nhiệt độ 60oC đến khi dịch cô có hàm lượng chất khô hòa tan là 20oBx.
- Đã xác định được quy trình sản xuất bột lá dâu có chứa hàm lượng hoạt chất chức năng DNJ ≥1% với các thông số kỹ thuật như sau: Cao lá dâu được bổ sung maltodextrin với tỷ lệ 3% (so với tổng thể tích dịch trích ly) và tiến hành sấy phun ở nhiệt độ 135 0C với lưu lượng dòng nhập liệu 1500 ml/giờ, áp suất đầu vào 3,5 bar. Sản phẩm thu được ở dạng bột, tơi, mịn, có màu vàng nhạt, có mùi thơm đặc trưng.
5.2.Đề nghị
Kính đề nghị cơ quan lý cho phép nghiệm thu kết quả nghiên cứu trên và công nhận quy trình công nghệ sản xuất bột lá dâu giàu DNJ để ứng dụng trong sản xuất một số loại thực phẩm chức năng phòng chống bệnh tiểu đường như bột lá dâu uống liền, trà lá dâu túi lọc và viên thực phẩm chức năng.
Hà Nội, ngày tháng năm 2012
Lãnh đạo Viện Chủ nhiệm đề tài