PHẦN 4: QUẢN TRỊ SẢN XUẤT 4.1 PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO CỦA NHÀ MÁY

Một phần của tài liệu Bao cao quan tri nhan su (Trang 49 - 50)

b. Nguồn nhân lực

PHẦN 4: QUẢN TRỊ SẢN XUẤT 4.1 PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO CỦA NHÀ MÁY

4.1 PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO CỦA NHÀ MÁY

Trong nền KTTT, công tác dự báo là vô cùng quan trọng bởi lẽ nó cung cấp thông tin cần thiết nhằm phát hiện và bố trí sử dụng các nguồn lực trong tương lai một cách có căn cứ thực tế. Do vậy, dự báo là phần thiết yếu trong quản trị SX, là vũ khí quan trọng trong việc ra quyết định chiến lược cũng như chiến thuật.

4.1.1 Phương pháp dự báo định tính

 Lấy ý kiến của ban QL điều hành :

Là PP được dùng phổ biến nhất của NM, trưởng phòng KH-VT sẽ sử dụng những tài liệu thống kê phối hợp với các kết quả đánh giá của cán bộ điều hành kinh doanh, kỹ thuật, tài chính và SX để đưa ra con số dự báo sản phẩm trong thời gian tới.

Ưu điểm : sử dụng được trí tuệ và kinh nghiệm của những cán bộ

trực tiếp liên quan đến hoạt động thực tiễn của NM ( bán hàng, SX,hạch toán thống kê…)

Hạn chế : Dự báo chỉ là dữ liệu cá nhân và quan điểm của người có

quyền lực thường ảnh hưởng lớn đến các cán bộ điều hành.

 Phương pháp lấy ý kiến hỗn hợp của LL bán hàng :

Cũng là PP mà NM hay sử dụng, vì sản phẩm mà NM SX là sản phẩm công nghiệp nên số lượng nhiều và được tiêu thụ ở địa bàn khá rộng. Cho nên người bán hàng là người hiểu rõ nhu cầu của người tiêu dùng .

Tuy nhiên, PP này có hạn chế rất lớn là người bán hàng thường có xu hướng đánh giá thấp số lượng hàng bán được hoặc một số lại chủ quan dự báo quá cao để nâng danh tiếng của mình.

4.1.2 Phương pháp định lượng

Hiện nay, NM chủ yếu dùng 2 PP dự báo là : bình quân giản đơn và bình quân di động không trọng số. Kết quả dự báo nhu cầu sản phẩm có đọ chính xác không cao lắm do đó lượng tồn kho hành hóa của NM là tương đối lớn.

Một phần của tài liệu Bao cao quan tri nhan su (Trang 49 - 50)