CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA NHÀ MÁY

Một phần của tài liệu Bao cao quan tri nhan su (Trang 40 - 43)

CỦA NHÀ MÁY

3.2.1 Môi trường bên ngoài 3.2.1.1 Môi trường vĩ mô a. Môi trường kinh tế

* Thời cơ mở rộng và phát triển thị trường tại Việt Nam

Việt Nam qua 20 năm đổi mới, nền kinh tế đất nước ngày càng khởi sắc tốc độ phát triển kinh tế nhanh (trung bình khoảng 7,5% trong những năm gần đây) thu nhập bình quân đầu người tăng đều và mạnh, quy mô dân số đông, thị trường còn tương đối "sơ khai" so với thế giới, cộng với sự xuất hiện và phát triển mạnh của xu hướng tiêu dùng mới (coi trọng thương hiệu, mức chi tiêu lớn, gia tăng sinh hoạt ăn uống bên ngoài, sử dụng nhiều dịch vụ…) đang biến Việt Nam thành một thị trường hấp dẫn có nhiều cơ hội KD. Việc chính phủ đẩy nhanh lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, mở cửa thị trường thông qua các hiệp định thương mại song phương, đa phương, liên kết kinh tế khu vực và đặc biệt là gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, cơ hội kinh doanh tại thị trường VN ngày càng nhiều và lớn hơn. Thêm vào đó cơ hội cho sự phát triển đẩy mạnh SX các mặt hàng cơ khí .

* Thách thức

Bên cạnh những cơ hội, NM đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn. Tình hình Kt-XH của thế giới diễn biến phức tạp, nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn như: lạm phát,lãi suất thị trường và tỉ giá hối đoái tăng cao... đã ảnh hưởng đến giá đầu vào của các sản phẩm mà NM SX.

b. Nhóm nhân tố về pháp luật và quản lý Nhà nước

Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc phát triển ngành công nghiệp nặng nói chung và nhành cơ khí nói riêng. Chính phủ đưa ra quyết định về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn tới năm 2020, Số: 186/2002/QĐ-TTg

với nội dung chủ yếu là “tập trung phát triển ngành cơ khí một cách có hiệu quả, bền vững trên cơ sở phát huy mọi nguồn lực trong nước kết hợp với nguồn lực bên ngoài. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển ngành cơ khí một cách có tổ chức, phân công và hợp tác hợp lý, đồng thời tiếp tục đổi mới, sắp xếp phát triển và củng cố DNNN về cơ khí đủ mạnh để giữ vai trò nòng cốt, là lực lượng chủ lực của ngành.”

Nhà nước có cơ chế hỗ trợ về vay vốn lưu động cho các nhà SX thiết bị cơ khí, các công trình chế tạo thiết bị toàn bộ cần vốn lớn, chu kỳ SX dài. Miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu và linh kiện, bộ phận của sản phẩm cơ khí trọng điểm để phục vụ SX trong nước.

c. Các nhân tố về văn hoá - xã hội

Để có thể thành đạt trong kinh doanh, các DN không chỉ hướng nỗ lực của mình vào các thị trường mục tiêu mà còn phải biết khai thác tất cả các yếu tố của môi trường KD, trong đó có yếu tố môi trường VH-XH. Văn hoá là một môi trường tổng hợp, bao gồm: kiến thức, lòng tin, nghệ thuật, pháp luật đạo đức, phong tục và bất cứ thói quen nào đựơc con người chấp nhận. Vì vậy văn hoá ảnh hưởng đến suy nghĩ hành vi mỗi cá nhân, hành vi của người tiêu dùng. Về sắc thái văn hoá, nó vừa chịu ảnh hưởng của truyền thống lại vừa chịu ảnh hưởng của môi trường, lãnh thổ, khu vực. Sắc thái văn hoá in đậm lên dấu ấn người tiêu dùng, ứng xử của người tiêu dùng trong đó có vấn đề quan niệm về thái độ đối với hàng hoá mà họ cần mua. Do vậy, để có thể mở rộng thị trường trong nước, khu vực và thế giới NM cần phải hiểu rõ vấn đề VH-XH của từng miền, trong nước và khu vực.

d. Các yếu tố kỹ thuật - công nghệ

Ngày nay, yếu tố công nghệ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi DN, công nghệ có tác động quyết định đến hai yếu tố cơ bản tạo nên khả năng cạnh tranh của DN: chất lượng và chi phí cá biệt của sản phẩm, dịch vụ mà DN cung cấp cho thị trường. Song để thay đổi công nghệ không phải dễ. Nó đòi hỏi DN cần phải đảm bảo nhiều yếu tố như: trình độ lao động phải phù hợp, đủ năng lực tổ chức…

Với NM trong những năm gần đây nhờ sự quan tâm và giúp đỡ của TKV đã mạnh dạn áp dụng nhiều tiến bộ khoa học vào SXKD đặc biệt là đầu tư lắp đặt và vận hành hệ thống lò đúc thép đầu năm 2009 với sản lượng 1,5 tấn/mẻ, dẫn đến tăng NSLĐ, giảm giá thành sản phẩm, và làm cho NM ngày càng phát triển. Từ đó nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên của NM. Tuy nhiên chủ yếu LĐ của NM là LĐ phổ thông, trình độ thấp, làm hạn chế khả năng nắm bắt công nghệ hiện đại, đó là một vấn đề mà khi hoạch định chiến lược KD NM cần phải chú ý.

3.2.1.2 Môi trường vi mô

Số lượng các đối thủ cạnh tranh trong ngành là nhiều do vậy trong khi xây dựng chiến lược NM cần lựa chọn, phân loại các đối thủ cạnh tranh để phát triển.

Là một DN có vốn Nhà nước nên trong thời gian vừa qua đối thủ cạnh tranh của NM xác định chủ yếu là các DN có vốn đầu tư của tư nhân. Đặc biệt là công ty CP cơ khí 3-2 Thái Nguyên, công ty CP cơ khí gang thép TN…

Các công ty có vốn đầu tư tư nhân hoạt động trên lĩnh vực cơ khí thì điểm mạnh của họ là có khả năng lớn về vốn, đa dạng về các loại mặt hàng và giá thấp. Họ còn có công nghệ và kỹ năng quản lý theo tác phong công nghiệp.

b. Phân tích khách hàng

Khách hàng của NM được chia ra làm hai nhóm đó là khách hàng nội bộ trong TKV ( chiếm hơn 50%) và khách hàng bên ngoài nội bộ.

Đối với khách hàng nội bộ của NM chủ yếu rải rác trên khu vực Bắc miền Trung trở ra như CT cơ khí hóa chất Hà Bắc, CT luyện đồng Lào Cai, CT CP Cromit Cổ Định- Thanh Hóa, CT THHHNN MTV kim loại màu Thái Nguyên…,họ không đòi hỏi quá cao về mặt chất lượng và giá cả.

Khách hàng bên ngoài nội bộ của NM gây một sức ép khá lớn. Do thị trường các sản phẩm cơ khí trong nước khá phong phú và đa dạng, khách hàng có rất nhiều quyền lựa chọn. Ngoài yếu tố về giá cả, dịch vụ,họ còn đòi hỏi các dịch vụ sau bán hàng. NM rất quan tâm và chú trọng tới công tác bán hàng.

c. Phân tích nhà cung cấp

.Một số nhà cung ứng đầu vào cho NM như: CT TNHH khí Đông Anh, Viện cơ khí năng lượng và mỏ -TKV, CT cao su chất dẻo Đại Mỗ, CT CP khoáng sản và luyện kim Cao Bằng, CT TNHH thiết bị CN Tân Việt Tiến…NM rất coi trọng vai trò của các nhà cung ứng này bởi họ là những người làm ăn lâu năm với NM.

d. Phân tích các đối thủ tiềm ẩn

Trong môi trường ngành hiện nay, đối thủ cạnh tranh tiềm tàng đối với NM chủ yếu là các công ty cổ phần ,họ là các đối thủ rất mạnh về: tiềm lực về tài chính cũng như công nghệ quản lý. Do vậy NM cũng cần chuẩn bị, phân tích rõ đối thủ để tìm ra giải pháp cạnh tranh.

Với sự phát triển của KHKT, các công nghệ sản xuất, phương thức kinh doanh phục vụ ra đời ngày càng nhiều.Tạo ra sức ép khi muốn phát triển hoạt đọng SX. Tuy nhiên, hiện nay NM cũng đang chú trọng đầu tư cho mình những máy móc thiết bị công nghệ hiện đại.

3.2.2 Môi trường bên trong:

Một phần của tài liệu Bao cao quan tri nhan su (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w