3. NẮM LẤY THỜI CƠ
KỶ LUẬT ĐỐI VỚI BẢN THÂN
Có một sai biệt lớn giữa con số các nhà quản lý giỏi và các nhà tưởnmg rằng mình giỏi. Những người góp phần tạo nên khoảng sai biệt này thì thường dật dờở mức quản lý trung bình và dưới trung bình, họ thường đổ lỗi cho bất cứđiều gì và bất cứ người nào khác hơn chính cá nhân họ khi mọi việc không tiến triển. Điều oái oăm là nhiều nhà quản lý này lại rất tinh tế, thậm chí còn có trực giác tốt.
Nhưng bản năng của họ lại tồi. Những gì mà họ biết được nhờ tính nhạy bén lại bịđem ra sử dụng sai. Tự trong thâm tâm họđiều biết nên nói hay không nên nói cái gì, khi nào thì nên và khi nào thì không nên nói điều đó, nhưng họ lại không kềm chếđược mình. Họ cứ thốt lên những lời nói không cẩn trọng, hoặc không hạn chếđược việc cứ muốn lặp lại hết mọi chuyện “một cách nguyên si”, ngay cả khi họ biết rằng làm như thế là rất lợi cho chính họ. Tất nhiên đây là một sự non nót trong kinh doanh và nhiều người mắc phải lỗi này ở cái tuổi 40,50,60 cũng nhiều như lúc họở tuổi 20,30.
Khi có một tình huống kinh daonh cần được xử lý một cách kín đáo tế nhị, bạn sẽđánh giá mình như thế nào về mức độ kín đáo tế nhị! Khi một lời nói đùa có tính hòa giải, có thể làm dịu đi một cuộc trao đổi đang nóng bỏng, thì ảnh hưởng xoa dịu của bạn ra sao? Lần tới khi bạn sắp hành động nông nổi theo ngẫu hứng thì bạn sẽ chống lại ngẫu hứng này như thế nào.
Bạn đã sử dụng những gì bạn biết về người khác có hiệu quả như thế nào và bạn đã khống chế những gì người ta biết về bạn được tới đâu?