1 Thai baht = 0.0292 U.S dollars British pound = 593 U.S dollars
3.3.3 Chiến lược phân phố i:
Phân phối cũng là một bộ phận quan trọng trong chiến lược Marketing Mix của Ford. Dựa vào chiến lược phân phối mà Ford đưa sản phẩm của mình đến tay khách hàng. Hiện nay hình thức phân phối chính của Ford đó là thiết lập các công ty con tại hầu hết các quốc gia trên thế giới. Chiến lược của Ford tại các quốc gia này đó là sẽ tung ra các sản phẩm khác nhau tại các khu vực khác nhau, tùy theo nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng tại các khu vực. Đểđáp ứng hơn nữa việc đưa sản phẩm của mình ra khắp thế giới, Ford cho xây dựng các nhà máy lắp ráp trên khắp thế giới như tại Canada, Mexico, Anh, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil, Arghentina, Nam Phi, Úc, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam….
Hiện nay, Ford đang kết hợp cùng với tập đoàn UPS Logistic Group để tiến hành việc vận chuyển sản phẩm giữa các công ty con với nhau và giữa công ty con với công ty mẹ tại Mỹ. Sở dĩ có sự kết hợp trên là vì Ford theo đuổi chiến lược tùy theo từng vùng, tùng miền mà tập trung sản xuất các dòng sản phẩm sao cho có năng suất cao nhất và đạt chi phí thấp nhất cũng như tùy theo quy mô thị trường và thị hiếu người tiêu dùng. Ví dụ như tại Brazil Ford chỉ sản xuất duy nhất mẫu xe Ford EcoSport còn tại Arghentina thì chỉ sản xuất duy nhất mẫu xe Ford Focus hay như Chi nhánh Ford Thái Lan sẽ có nhiệm vụ xuất xưởng mẫu xe bán tải Ford Ranger để phân phối tại thị trường châu Âu. Do đó Ford cần một tổ chức có đủ khả năng để vận chuyển sản phẩm của mình đến các quốc gia khác nhau. Để giải bài toán này thì năm 2000 Ford đã hợp tác với tập
đoàn UPS Logistic Group. Nhờ kết hợp với UPS Logistic Group mà Ford đã tiết kiệm mỗi năm 1 tỉ USD chi phí lưu kho bãi và hơn 125 triệu usd chi phí vận chuyển so với trước đây. (theo Globalmanufactures.net)
Theo tìm hiểu của nhóm thì chiến lược phân phối hiện nay của Ford là sử dụng hệ thống kênh phân phối dọc với hàng loạt các đại lý độc quyền trên khắp thế
giới, chịu sự kiểm soát chặt chẽ của công ty mẹ tại Mỹ. Từ công ty mẹ tại Detroit thông qua hãng vận chuyển UPS Logistic Group đến các đại lý độc quyền thành 1 chuỗi thống nhất. Do đó đảm bảo cho Ford có thể sễ dàng quản lý và duy trì sự kiểm soát chặt chẽ với mức độ bảo đảm dịch vụ và khối lượng dịch vụ khi cung cấp sản phẩm đến tay khách hàng.
Hiện nay tập đoàn Ford có trên 90 nhà máy lắp ráp trên khắp thế giới. Tại mỗi quốc gia Ford có các chi nhánh và mỗi chi nhánh này lại phát triển thêm nhiều
đại lý khác.
a. Chiến lược phân phối tại Anh quốc :
Ford Anh quốc là hãng xe lớn nhất tại vương quốc này. Hiện nay Ford đã phát triển tại đây 7 chi nhánh với hơn 550 đại lý bán lẻ trên khắp vương quốc Anh.
Do đặc trưng của vương quốc Anh là bao gồm các vùng lãnh thổ riêng biệt như
Anh, xứ Wales, Scotland, Ireland… nên tại mỗi vùng thì Ford lại có 1 chi nhánh riêng. Chính mật độ bao phủ dày đặc của các đại lý tại đây mà liên tục từ năm 1965 đến nay tại thị trường Anh Ford luôn là công ty dẫn đầu về số lượng đầu xe bán ra với 440.000 xe hàng năm. Trong đó thành công nhất phải kể đến dòng xe Ford Focus vì đây là dòng xe thịnh hành nhất của Ford tại đây.
Một trong những chiến lược phân phối của Ford tại thị trường Anh nói riêng và châu Âu nói chung đó là Ford đã mua lại nhãn xe Volvo nổi tiếng của Thụy
Điển vào năm 1999 và thành lập nên công ty Volvo Cars. Xe hơi Volvo từ lâu vốn nổi tiếng vì sự an toàn, đáp ứng những tiêu chuẩn cao nhất mà người tiêu dùng đòi hỏi. Chính vì vậy người châu Âu đặc biệt thích nhãn xe này vì nó tượng trưng cho chất lượng và đẳng cấp của người cầm lái. Trong khi đó nhãn xe Ford từ lâu lại nổi tiếng về phân khúc xe tầm trung. Do đó sự kết hợp này mang lại cho Ford những lơi ích đáng kể. Theo trang web chính thức của Volvo thì năm 2008 Volvo đã bán ra thị trường Anh là 33.340 xe và trên toàn thế giới là 374.297 xe. Tuy nhiên so với năm 2007 thì con số này giảm hơn 84.000 xe, tức là giảm hơn 18% sản lượng. Điều này có thể lý giải do khủng hoảng kinh tế
toàn cầu và theo thông tin mới nhất thì có thể Ford sẽ bán Volvo cho hãng xe Geely của Trung Quốc.
b. Chiến lược phân phối Ford tại Thái Lan :
Nhìn toàn cảnh AutoAlliance Thailand.
Ford Thái Lan được thành lập năm 1995 dưới hình thức liên doanh giữa Ford và hãng xe của Nhật Mazda và thành lập nên công ty dưới tên AutoAlliance (ATT), trụ sở tại Rayong. Hiện tại, thông qua hãng Ford Operations và các đại lý độc quyền, Ford Motor là một trong những nhà sản xuất hàng đầu tại đây. Tuy chưa lắp ráp bắt cứ mẫu sedan nào, nhưng nhà sản xuất lớn thứ 3 thế giới đã đầu tư 1
tỷ USD vào AutoAlliance Thailand với mục tiêu biến Thái Lan trở thành trung tâm của hãng tại khu vực Asean.
Tại thị trường Thái Lan, Ford đã tiến hành liên doanh với Mazda để phân phối dòng xe cỡ nhỏ, cụ thể là Mazda2 và dòng xe Fiesta cho thị trường Đông Nam Á
đầy tiềm năng. Trong khi đó Ford đặt nhà máy lắp ráp tại thái Lan chỉ chuyên sản xuất dòng xe bán tải (Pick-up) để phân phối sang châu Âu và các thị trường khác.