Khắc phục những nh−ợc điểm của trống răng bản Viện Cơ Điện Nông nghiệp đã đ−a vào sản xuất máy đập lúa trống răng ngón tròn. Răng trống có đ−ờng kính từ 14 đến 16mm, chiều dài từ 5 đến 7 cm đ−ợc gắn trên các thanh răng và bắt vào trống qua các moay ơ. Thông th−ờng mỗi trống đ−ợc lắp từ 6 đến 8 thanh răng. Các vết răng ở các thanh khác nhau xen kẽ nhau (hình 3.2).
Hình 3.2. Trống đập lúa răng tròn
Khi làm việc các răng tròn dễ thâm nhập sâu vào lớp lúa tạo va đập và vơ cuốn lớp lúa, gây chà sát giữa các lớp lúa và giữa lúa với máng trống để tách hạt. Mặt khác các răng trống cũng “cào xé” lớp lúa làm tăng khả năng phân ly [17]. Vì vậy −u điểm cơ bản của trống đập lúa răng tròn là tỷ lệ thóc theo rơm thấp, kết cấu máy gọn nhẹ. Tuy vậy kết cấu buồng đập trống răng tròn có những hạn chế đặc tr−ng là tỷ lệ hạt sót còn lớn. Nếu giảm khoảng cách vết răng tức là tăng số răng để giảm tỷ lệ sót thì tỷ lệ tróc vỡ hạt lớn. Do răng trống hình trụ tròn và đ−ợc bắt thành hàng thẳng nên khả năng di chuyển khối lúa xuống cuối buồng đập thấp dẫn đến năng suất máy đập loại này th−ờng nhỏ. Mặt khác do răng trống đi sâu vào giữa lớp lúa làm thân cây bị nát nhiều dẫn đến l−ợng tạp chất trong sản phẩm đập tăng. Đối với kiểu trống răng tròn chi phí năng l−ợng cũng lớn hơn do phải tiêu hao một phần
không cần thiết cho làm nát cây. Trống đập răng tròn th−ờng đ−ợc ứng dụng trong các máy đập giống và các máy đập nhỏ năng suất từ 0,8 đến 1,5 tấn lúa giờ.