Ch−ơng iii: lựa chọn mô hình máy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số thông số chính ảnh hưởng đến chất lượng làm việc của buồng đập máy đập đậu tương giống cỡ một tấn giờ (Trang 25 - 26)

Hiện nay cơ giới hoá việc đập tách hạt ngũ cốc đã đ−ợc ứng dụng phổ biến trên thế giới. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đã có của thế giới, những năm qua Viện Cơ Điện Nông nghiệp, Khoa Cơ Điện Tr−ờng Đại Học Nông nghiệp I Hà Nội, Tr−ờng Đại Học Nông nghiệp 4 và một số cơ sở khoa học và sản xuất khác đã nghiên cứu và ứng dụng nhiều mẫu máy đập lúa, tẽ ngô theo nguyên tắc đập dọc trục. Theo điều tra của Viện Cơ Điện Nông Nghiệp máy đập dọc trục đang thực hiện trên 90% việc đập tách hạt tại các vùng trồng lúa trọng điểm ở n−ớc ta.

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đã có và từ thực tế điều tra khảo sát việc đập tách hạt đậu t−ơng bằng máy đập lúa, để rút ngắn thời gian và giảm chi phí chúng tôi lựa chọn nguyên lý làm việc, mô hình và một số thông số kỹ thuật của máy đập đậu t−ơng giống dựa tên cơ sở nghiên cứu và thử nghiệm đập đậu t−ơng đối với các mẫu máy đập lúa hiện có đang ứng dụng trong sản xuất hiện nay. Tr−ớc hết chúng tôi phân tích đặc điểm cáu tạo và nguyên tắc làm việc của một số mẫu máy đập lúa chính đang ứng dụng rộng rãi trong sản xuất.

3.1. Máy đập lúa

3.1.1. Bộ phận đập

Bộ phận đập là bộ phận quan trọng nhất trong tất cả các máy đập tách hạt. Bộ phận đập trên máy đập dọc trục đập có 3 phần chính: Trống đập, máng trống và nắp trống.

3.1.1.1. Trống đập

Kết cấu và các thông số làm việc của trống đập quyết định chất l−ợng làm việc của máy đập. Hiện nay trong sản xuất có 3 loại trống đập chính đang đ−ợc ứng

dụng phổ biến là: trống đập lúa răng bản, trống đập lúa răng ngón tròn và trống đập kết hợp răng bản và ngón.

a/ Trống đập răng bản

Là kiểu trống đập lúa đ−ợc sử dụng rộng rãi trong các máy đập lúa cỡ lớn. Về kết cấu răng bản đ−ợc bố trí trên trống theo các đ−ờng xoắn. Răng có bản rộng từ 60 đến 100mm đ−ợc lắp nghiêng một góc 150 so với đ−ờng sinh trống. Răng lắp nghiêng có tác dụng đẩy nhanh khối lúa di chuyển về cuối trống. ở cuối trống phía cửa ra có bố trí các cánh hất để đ−a rơm ra ngoài (hình3.1).

Hình 3.1. Trống đập răng bản

Khi làm việc các răng bản cuốn lớp lúa chuyển động gây rung động lớn và tạo sự chà sát giữa lúa và máng trống và giữa các lớp lúa với nhau để tách hạt. Trống đập răng bản có −u điểm khi đập lúa là tỷ lệ hạt sót thấp, năng suất làm việc cao, chi phí năng l−ợng thấp. Bên cạnh đó còn tồn tại một số nh−ợc điểm cơ bản là kết cấu trống còn cồng kềnh, để phân ly hết hạt trong rơm thì trống phải t−ơng đối dài, tỷ lệ hạt tróc vỡ t−ơng đối cao. Máy đập trống răng bản ứng dụng nhiều bằng các máy cỡ lớn năng suất từ 3 đến 5 tấn lúa giờ và đ−ợc gắn động cơ từ 12 đến 15 mã lực khi đập lúa th−ơng phẩm ở những vùng trồng tập trung.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số thông số chính ảnh hưởng đến chất lượng làm việc của buồng đập máy đập đậu tương giống cỡ một tấn giờ (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)