Kết luận và đề nghị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học và công nghệ bảo tồn tinh dịch thỏ (Trang 93 - 95)

5.1 Kết luận

* Sinh học tinh dịch thỏ

L−ợng tinh dịch thấp 0,65 – 0,91ml; hoạt lực tinh trùng tiến thẳng 61,34 – 64,95%; nồng độ tinh trùng trong tinh dịch 263,46 – 291,03 triệu/ml; tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần lấy tinh 111,75 – 164,69 triệu; tỷ lệ sống của tinh trùng 69,82 – 72,52%; tỷ lệ kỳ hình của tinh trùng 18,47 – 19,09%; sức kháng của tinh trùng 2584,09 – 2720,52.

áp lực thẩm thấu 318,95 – 366,09 miliosmol/kg; năng lực đệm của tinh dịch 1138,93 – 1314,72; tỷ trọng tinh dịch 1,023 – 1,025; độ nhớt tinh dịch 2,78 – 2,96; độ pH 6,69 – 6,89.

Nên khai thác tinh dịch vào các tháng có thời tiết mát mẻ, lúc này tinh dịch có phẩm chất tốt hơn các tháng có thời tiết nóng nực. Khai thác tinh cách nhau ba đến bốn ngày cho phẩm chất tinh dịch tốt.

* Pha loãng và bảo tồn tinh dịch thỏ

Tinh dịch thỏ pha lo/ng trong môi tr−ờng Tris bảo tồn ở nhiệt độ 150C cho sức sống của tinh trùng tốt hơn bảo tồn ở nhiệt độ 50C.

Môi tr−ờng Tris có bổ sung 1% glycerol tốt hơn môi tr−ờng bổ sung 5% glycerol, 6% DMSO và không bổ sung glycerol.

Môi tr−ờng Tris có bổ sung 14% tỷ lệ lòng đỏ trứng gà tốt hơn là bổ sung 20% tỷ lệ lòng đỏ trứng gà.

Môi tr−ờng Tris có glucose cho sức sống tinh trùng tốt hơn môi tr−ờng có fructose.

* Kết qủa thụ tinh nhân tạo bằng tinh pha loãng

Tỷ lệ thụ thai phối bằng tinh pha lo/ng đạt 66,67%, tinh dich bảo tồn ở ngày thứ nhất cho tỷ lệ thụ thai 75,00%, ngày thứ hai đạt 71,43% và ngày thứ ba đạt 50,00%. Có 91 thỏ con đ−ợc sinh ra do thụ tinh nhân tạo, thỏ con sinh tr−ởng và phát triển bình th−ờng.

5.2 Đề nghị

Kết qủa nghiên cứu của chúng tôi về pha lo/ng tinh dịch thỏ mới chỉ là những b−ớc đầu, ch−a đ−ợc nhiều. Đề nghị nhà n−ớc cho tiến hành nghiên cứu đa dạng hơn về tỷ lệ các chất bảo quản lạnh, để tìm ra tỷ lệ nào là phù hợp nhất với sức sống của tinh trùng thỏ khi pha lo/ng bảo tồn. Tiến hành thử nghiệm đông lạnh tinh dịch các giống thỏ để bảo tồn quí gen, cải tạo giống, đặc biệt giống thỏ nội (thỏ xám , thỏ đen) có nguy cơ thoái hóa giống.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học và công nghệ bảo tồn tinh dịch thỏ (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)