trong sản xuất hoa phong lan Hồ điệp
Một tiến bộ kỹ thuật chỉ đ−ợc coi là thành công nếu nó lằm tăng hiệu quả kinh tế khi áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Hiệu quả kinh tế không chỉ là mục đích riêng của nhà sản xuất, kinh doanh hoa nói chung và hoa lan nói riêng mà còn là mục đích của các nhà nghiên cứu. Hiệu quả kinh tế cũng là một chỉ tiêu quyết định việc áp dụng hay không một biện pháp kỹ thuật nào đó. ở đây, chúng tôi đã nghiên cứu và đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng các loại phân bón lá khác nhau và không sử dụng phân bón lá.
Kết quả trình bày ở bảng 4.14 (có ghi chú).
Bảng 4.14: Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng các loại phân bón lá cho hoa phong lan Hồ điệp
Chỉ tiêu CT Số cây (cây) Số cây ra hoa (cây) Giá bán (nghìn đồng) Số cây không ra hoa x giá gốc (nghìn đồng) Tổng thu (nghìn đồng) Tổng chi (nghìn đồng) LãI (nghìn đồng) Hiệu quả (lần) I 90,00 66,00 55,00 720,00 4350,00 3330,00 1020,00 1,00 II 90,00 74,00 65,00 480,00 5290,00 3332,40 1957,60 1,92 III 90,00 86,00 65,00 120,00 5710,00 3331,20 2378,80 2,33 IV 90,00 82,00 65,00 240,00 5570,00 3331,80 2238,20 2,19 Ghi chú:
- Giá cây giống ban đầu là 30,000 đồng / cây. Nguồn giống nhập từ công ty Anthura B.V Holland
- Tổng thu = Số cây ra hoa x giá bán + số cây còn d− (không ra hoa) x giá cây giống ban đầu.
Từ bảng 4.14 cho thấy, các loại phân bón lá khác nhau ảnh h−ởng rõ rệt đến số cây ra hoa, đây là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu ảnh h−ởng đến hiệu quả kinh tế. Vì trồng lan là để chơi hoa là chính nên một cây lan chỉ bán đ−ợc với giá thoả đáng khi nó ra hoa và hoa đẹp. Có thể nhận thấy trong 4 công thức nghiên cứu thì CT 3 cho tỷ lệ cây ra hoa cao nhất đạt 86/90 cây, tiếp đó là CT 4: 82/90 cây và thấp nhất là CT 1: 66/90 cây.
Do những công thức đ−ợc phun phân bón lá khi nở hoa sẽ đẹp hơn, hoa to hơn, màu sắc đặc tr−ng, độ bền kéo dài... phù hợp với thị hiếu của ng−ời tiêu dùng hơn nên giá bán sẽ cao hơn. Dựa vào kết quả thí nghiệm cũng nh− giá bán hoa trên thị tr−ờng, chúng tôi tạm tính 65.000 đồng / 1 cây nếu hoa đẹp, đủ tiêu chuẩn chất l−ợng. Với những cây hoa không đựơc phun phân bón lá, hoa sẽ nhỏ hơn, màu sắc kém đặc tr−ng hơn nên ít đ−ợc thị tr−ờng chấp
Nh− vậy, tổng thu của các công thức sẽ có sự khác biệt lớn. Nếu tính tổng thu = (tổng số cây ra hoa x giá bán + tổng số cây còn d− ch−a ra hoa x giá cây giống ban đầu) thì kết quả sẽ cho cao nhất ở CT 3 đạt 5,71 triệu đồng, tiếp đến là CT 4: 5,57 triệu đồng, sau đó mới đến CT 2 đạt 5,29 triệu đồng và thấp nhất là CT 1 chỉ đạt 4,35 triệu đồng.
Nhìn vào bảng 4.14 ta nhận thấy, tổng chi phí cho sản xuất lan là cao nh−ng chi phí cho phân bón lá lại rất thấp (xem ghi chú). Do phân bón lá phun qua lá ở nồng độ thấp và không tốn kém về l−ợng phân cũng nh− công phun phân bón lá. Vì vậy, tổng chi giữa các công thức thí nghiệm lá không chênh lệch nhau nhiều.
Phần lãi của mỗi công thức thí nghiệm đ−ợc tính bởi: Tổng thu - tổng chi. Kết quả bảng 4.14 cho thấy, tuy tổng chi không khác nhau lớn nh−ng tổng thu lại chênh lệch nhiều giữa các công thức nên phần lãi giữa các công thức cũng có sự chênh lệch lớn.
Nhìn chung, phần lãi của cả ba công thức phun phân bón lá đều cao hơn so với đối chứng không phun, trong đó cao hơn cả là CT 3 đạt 2.378.800 đồng, hiệu quả tăng so với đối chứng là 2,33 lần. Thứ đến là CT 4, đạt 2.238.200 đồng, hiệu quả tăng so với đối chứng là 2,19 lần. Sau cùng là CT 2 đạt 1.957.600 đồng, hiệu quả tăng so với đối chứng là 1,92 lần.
Nh− vậy, phân bón lá không những ảnh h−ởng đến toàn bộ quá trình sinh tr−ởng, phát triển, ra hoa của phong lan Hồ điệp mà việc sử dụng phân bón lá còn đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn từ 1,92 - 2,33 lần so với không sử dụng. Từ kết quả trên cho phép áp dụng vào thực tế sản xuất và làm cơ sở để xây dựng quy trình trồng và chăm sóc hoa phong lan nói chung và phong lan Hồ điệp nói riêng.
Kết luận và đề nghị