Ảnh h−ởng của giá thể đến khả năng sinh tr−ởng, phát triển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, phẩm chất một số giống hoa phong lan hồ điệp nhập nội (Trang 56 - 61)

4.2.1. ảnh h−ởng của giá thể đến khả năng sinh tr−ởng, phát triển của hoa phong lan Hồ điệp nhập nội hoa phong lan Hồ điệp nhập nội

Giá thể là nơi trụ bám của hệ rễ phong lan. Bộ rễ của một giống lan nào đó sinh tr−ởng, phát triển đ−ợc hay không phụ thuộc rất nhiều vào giá thể. Theo tác giả Việt Ch−ơng (2002) [7], giá thể ảnh h−ởng xuyên suốt cả vòng đời của cây phong lan. Vì vậy, trồng lan phải sử dụng giá thể. Cho dù nó chỉ là những chất liệu để cải thiện độ ẩm và là điểm tựa cho cây, còn cung cấp chất dinh d−ỡng cho lan chỉ là việc phụ, không đáng kể. Trong thực tế, một số loài lan trồng không cần đến giá thể vẫn sinh tr−ởng tốt, nh−ng nếu môi tr−ờng sống có giá thể vẫn tốt hơn.

Giá thể của lan gồm những vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền nh−: than hoa, gỗ mục, cũng có khi rất đắt tiền nh− rong biển qua xử lý (60 - 70 nghìn/kg), hay các loại giá thể tổng hợp đ−ợc phối trộn công phu. Xuất phát từ nhu cầu thực tế ngoài sản xuất, mỗi nơi có điều kiện thời tiết, khí hậu riêng biệt và điều

kiện trồng, chăm sóc lan cũng rất khác nhau, đề tài đã tiến hành nghiên cứu trên 4 nền giá thể khác nhau là rong biển, than hoa + xơ dừa, than hoa + rong biển và giá thể tổng hợp của Hà Lan (phối trộn tỷ lệ gỗ mục + mút xốp + bọt biển là 2 : 1 : 1).

Kết quả nghiên cứu đ−ợc trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Đặc điểm sinh tr−ởng phát triển của hoa phong lan Hồ điệp nhập nội ở các nền giá thể khác nhau

Chỉ tiêu CT Tỷ lệ sống (%) Chiều cao cây (cm) Số lá/cây (lá) Dài lá (cm) Rộng lá (cm) Đ−ờng kính thân (cm) Tỷ lệ cây ra hoa (%) I 84,0 15,27 5,3 13,39 6,15 1,31 81,10 II 94,3 15,46 4,9 13,66 6,12 1,35 90,00 III 89,0 16,05 5,2 14,15 6,28 1,32 86,70 IV 97,3 17,23 5,4 15,12 6,51 1,45 95,60 CV% _ 4,50 8,00 4,10 4,80 8,30 _ LSD5% _ 1,43 0,83 1,16 0,60 0,22 _

13 14 15 16 17 18 I II III IV Công thức C h iề u cao cây ( cm)

Biểu đồ 4.1: ảnh h−ởng của giá thể đến chiều cao cây

Qua bảng 4.5 cho ta nhận xét: Giá thể ảnh h−ởng rất rõ đến tỷ lệ sống của cây phong lan Hồ điệp. Điều này phần nào đ−ợc kiểm chứng ở thí nghiệm 1đối với cây phong lan Hồ điệp giai đoạn sau ống nghiệm. Trong 4 công thức của thí nghiệm này thì CT 4 cho tỷ lệ cây sống cao nhất đạt 97,3%, thứ đến là CT 2: 94,3% và thấp nhất là CT đối chứng đạt 84,00%.

Đ−ờng kính thân và chiều cao cây là hai chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh tr−ởng, phát triển của cây. Trong cùng 1 giống cây có đ−ờng kính thân lớn và chiều cao cây cao hơn là cây sinh tr−ởng tốt hơn. Sự sinh tr−ởng của phong lan Hồ điệp nhập nội trên các nền giá thể khác nhau là khác nhau. Kết quả bảng 4.5 cho thấy, phong lan Hồ điệp sống trên nền giá thể tổng hợp (CT 4) có đ−ờng kính thân lớn nhất đạt 1,45 cm và chiều cao cây đạt 17,23 cm. Thấp nhất là CT 1, đ−ờng kính thân chỉ đạt 1,31 cm và chiều cao cây là 15,27 cm. Hai CT 2 và 3 đ−ờng kính thân cũng nh− chiều cao cây không có sự sai khác lớn, đ−ờng kính thân cây ở CT 2 là 1,35 cm, ở CT 3 là

1,32 cm, chiều cao cây ở CT 2 đạt 15,46 cm và CT 3 đạt 16,05 cm.

Cũng từ kết quả bảng 4.5 cho ta thấy, giá thể ảnh h−ởng rất rõ và rất đặc tr−ng đến chỉ tiêu số lá trung bình/ cây của phong lan Hồ điệp. Nếu giá thể than hoa + xơ dừa cho tỷ lệ sống khá cao đạt 94,3% và chỉ tiêu đ−ờng kính thân, chiều cao cây là t−ơng đối tốt thì chỉ tiêu số lá trung bình/cây lại đạt thấp nhất là 4,9 lá. Đây chính là sự khác nhau giữa các nền giá thể (có thể than hoa + xơ dừa giữ n−ớc kém nên lá vàng sinh lý, tuổi thọ kém, nhanh rụng). Tuy nhiên, chúng ta cũng nhận thấy, CT 4 tỏ ra khá phù hợp cho sinh tr−ởng của lan Hồ điệp. Chỉ tiêu số lá trung bình/cây ch−a có sự sai khác lớn so với các CT khác trong thí nghiệm song cũng đạt cao nhất là 5,4 lá.

Giống nh− giai đoạn cây con sau ống nghiệm, giá thể ảnh h−ởng rất rõ đến sự sinh tr−ởng của lá phong lan Hồ điệp, biểu thị qua chỉ tiêu chiều dài và chiều rộng lá. Do giá thể tổng hợp của Hà Lan có tính −u việt cao, có khả năng giữ ẩm tốt lại xốp, nhẹ, thoáng khí nên cây sinh tr−ởng thuận lợi trên nền giá thể này. Kết quả bảng 4.5 chỉ rõ, CT 4 có chiều dài, chiều rộng lá cao nhất, t−ơng ứng là 15,12 và 6,5 cm, thứ đến là CT 3, chỉ tiêu chiều dài, rộng lá t−ơng ứng là 14,15 và 6,28 cm. Thấp nhất là CT 1, chỉ tiêu dài, rộng lá t−ơng ứng là 13,39 và 6,15 cm.

Đúng nh− lời nhận xét của KS. Nguyễn Việt Thái (2002) [7], giá thể ảnh h−ởng xuyên suốt quá trình sinh tr−ởng, phát triển của cây lan. Nó không chỉ ảnh h−ởng đến giai đoạn sinh tr−ởng sinh d−ỡng mà còn ảnh h−ởng đến giai đoạn sinh tr−ởng sinh thực của cây. Biểu hiện rõ nhất qua chỉ tiêu tỷ lệ cây ra hoa và một số chỉ tiêu chất l−ợng hoa. Các kết quả đ−ợc trình bày tại bảng 4.6.

Bảng 4.6: ảnh h−ởng của giá thể đến tỷ lệ cây ra hoa và chất l−ợng hoa phong lan Hồ điệp

Chỉ tiêu CT TL cây ra hoa (%) ĐK cành (mm) Chiều dài cành (cm) Số nụ (nụ) Số hoa hữu hiệu (hoa) ĐK hoa (cm) I 81,33 3,10 36,70 5,30 5,00 7,87 II 90,00 3,50 39,30 5,60 5,30 8,00 III 85,67 3,50 39,50 5,70 5,30 8,05 IV 95,33 3,80 41,60 6,30 6,00 8,23 CV% - 5,40 5,30 4,70 6,10 4,00 LSD5% - 1,00 1,00 0,19 0,12 0,22

Từ kết quả bảng 4.6 cho ta nhận xét: Các nền giá thể khác nhau ảnh h−ởng khác nhau đến sự phát triển của lan Hồ điệp. Tỷ lệ cây ra hoa trên nền giá thể tổng hợp đạt cao nhất 95,33%, tiếp đến là CT 2 đạt 90,00% và thấp nhất là CT 1: 81,33%.

Giá thể cũng ảnh h−ởng đến chất l−ợng hoa phong lan Hồ điệp. Kết quả bảng 4.6 chỉ rõ, chất l−ợng hoa của lan Hồ điệp trên nền giá thể tổng hợp đạt cao nhất, biểu thị qua chỉ tiêu đ−ờng kính cành và chiều dài cành hoa. CT 4 có đ−ờng kính cành hoa cao nhất đạt 3,80 mm và chiều dài cành là 41,6 cm. Hai chỉ tiêu này t−ơng đối đồng đều ở CT 2 và 3. Thấp nhất là CT 1, đ−ờng kính cành chỉ đạt 3,10 mm và chiều dài cành là 36,7 cm.

Số nụ, số hoa và đ−ờng kính hoa là các chỉ tiêu đánh giá chất l−ợng hoa cao hay thấp. Thông th−ờng, số nụ, số hoa phụ thuộc nhiều vào đặc điểm của giống, ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc. Nh−ng đ−ờng kính hoa to hay nhỏ phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện chăm sóc và tình trạng sinh tr−ởng của cây. Qua kết quả trình bày ở bảng 4.6 cho thấy chỉ tiêu đ−ờng kính hoa giữa các CT có sự sai khác song không lớn lắm. Thấp nhất là CT 1 đạt 7,87 cm, tiếp

đến lần l−ợt là CT 2: 8,00 cm, CT 3: 8,05 cm và cao nhất là CT 4: 8,23 cm. Nh− vậy qua kết quả ở bảng 4.5 và bảng 4.6 cho ta kết luận: Giá thể có ảnh h−ởng đến sinh tr−ởng, phát triển cũng nh− khả năng ra hoa và chất l−ợng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, phẩm chất một số giống hoa phong lan hồ điệp nhập nội (Trang 56 - 61)