Kết luận và đề nghị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống lan hồ điệp nhập nội và đề xuất biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất hoa lan hồ điệp trồng chậu (Trang 99 - 101)

5.1. Kết luận

1. Cơ cấu và chủng loại lan ở Thành phố Hải Phòng t−ơng đối đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, số l−ợng lan đ−ợc nuôi trồng ch−a nhiều 12.800 (chậu, giò) tập trung ở các v−ờn lan lớn trong thành phố. Số l−ợng lan đáp ứng cho nguồn tiêu thụ của thành phố Hải Phòng chủ yếu đ−ợc nhập ở nơi khác về vào các dịp lễ, Tết với số l−ợng t−ơng đối lớn.

2. Tính đa dạng của các chủng loại lan Hồ Điệp thể hiện ở các đặc điểm hình thái nh−: Số lá , chiều dài, rộng lá, chiều cao cành hoa, số hoa, màu sắc hoa, độ bền hoa..., đặc biệt điều tra đ−ợc một số giống lan hồ Điệp nuôi trồng phổ biến ở Thành phố Hải Phòng nh−: Lan trắng môi vàng, Lan trắng môi tím đỏ, Lan tím sọc môi tím đậm, Lan tím môi đỏ, Lan vàng chanh môi tím đỏ. Trong 5 giống phổ biến này, Lan Hồ Điệp tím và môi đỏ chiếm số l−ợng lớn nhất ở cả 3 giai đoạn sản xuất.

3. Việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất lan Hồ Điệp ở Hải Phòng là ch−a cao. Sự hiểu biết về sinh lý đối với lan Hồ Điệp của ng−ời trồng lan còn ở mức độ thấp. Ch−a có một quy trình kỹ thuật cụ thể để ng−ời trồng lan có thể tham quan, học tập và áp dụng.

4. Giá thể khác nhau có ảnh h−ởng đến khả năng sinh tr−ởng, phát triển của lan Hồ Điệp ở v−ờn sản xuất. ở các công thức giá thể, với cùng chế độ chăm sóc, lan Hồ Điệp đều sinh tr−ởng và phát triển tốt. Tuy nhiên, giữa các công thức nổi bật hơn cả là CT1: Ngói non + Xơ dừa + Mút xốp + Rêu biển (Tỷ lệ: 1:1:1:1) cho kết quả cao nhất ở hầu hết các chỉ tiêu nghiên cứu.

5. Trong các loại phân bón lá thí nghiệm, chúng tôi nhận thấy phân Pomior 0,3% cho kết quả cao nhất ở hầu hết các chỉ tiêu nghiên cứu: tăng kích th−ớc lá và tăng chất l−ợng hoa lan Hồ Điệp.

6. Từ việc xác định đ−ợc tính −u việt của việc sử dụng phân phức hữu cơ Pomior 0,3% đ0 nghiên cứu ảnh h−ởng của chế độ bón phân tới sinh tr−ởng và phát triển của Lan Hồ Điệp (cây v−ờn sản xuất) rút ra kết luận là với phân Pomior thời gian bón 7 ngày nồng độ 0,3% là thích hợp.

7. B−ớc đầu thử nghiệm phân bón vi sinh Bảo Đắc ở các chế độ bón khác nhau cho kết quả: Bón phân vi sinh Bảo Đắc kết hợp với phân bón nền với chế độ 20 ngày/1lần cho kết quả cao nhất ở hầu hết các chỉ tiêu nghiên cứu.

5.2. Đề nghị

Trên cơ sở những kết luận trên, chúng tôi đề nghị:

1. Cần áp dụng phổ biến rộng r0i những kết quả nghiên cứu trên để áp dụng cho các địa điểm nuôi trồng lan Hồ Điệp nói chung và ở Hải Phòng nói riêng.

2. Cần nghiên cứu sâu và đầy đủ thêm các biện pháp kỹ thuật từ đó bổ sung hoàn thiện quy trình nuôi trồng lan Hồ Điệp nhằm nâng cao năng suất và chất l−ợng hoa Lan Hồ Điệp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống lan hồ điệp nhập nội và đề xuất biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất hoa lan hồ điệp trồng chậu (Trang 99 - 101)