- Kỳ lập BCTC khác: Các doanh nghiệp có thể lập BCTC theo kỳ kế toán khác (như tuần, tháng, 6 tháng, 9 tháng ) theo yêu cầu của pháp luật, của công ty mẹ hoặc của
9. Nội dung và phương pháp lập BCTC hợp nhất
9.1. Mục đích của BCTC hợp nhất
BCTC hợp nhất là BCTC của một tập đoàn được trình bày trên cơ sở hợp nhất BCTC của công ty mẹ và các công ty con theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 25 “BCTC hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con”.
Mục đích của việc lập BCTC hợp nhất là tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu tại thời điểm kết thúc năm tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và các dòng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính của Tập đoàn, Tổng công ty như một doanh nghiệp độc lập không tính đến ranh giới pháp lý của các pháp nhân riêng biệt là Công ty mẹ hay các Công ty con trong Tập đoàn. BCTC hợp nhất cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc phân tích, đánh giá thực trạng tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và các dòng lưu chuyển tiền tệ của Tập đoàn, Tổng công ty trong năm tài chính đã qua và những dự đoán trong tương lai. Thông
tin của BCTC hợp nhất là căn cứ quan trọng cho việc đề ra các quyết định kinh tế của tập đoàn và các chủ sở hữu, nhà đầu tư và các đối tượng sử dụng khác.
9.2 Hệ thống BCTC hợp nhất
BCTC hợp nhất gồm BCTC hợp nhất năm và BCTC hợp nhất giữa niên độ.
BCTC hợp nhất năm gồm:
+ Bảng CĐKT hợp nhất; + Báo cáo KQHĐKD hợp nhất;
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất; + Bản thuyết minh BCTC hợp nhất
BCTC hợp nhất giữa niên độ gồm BCTC hợp nhất giữa niên độ dạng đầy đủ và BCTC hợp nhất giữa niên độ dạng tóm lược.
BCTC hợp nhất giữa niên độ dạng đầy đủ gồm: + Bảng CĐKT hợp nhất giữa niên độ (dạng đầy đủ);
+ Báo cáo KQHĐKD hợp nhất giữa niên độ (dạng đầy đủ);
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất giữa niên độ (dạng đầy đủ); + Bản thuyết minh BCTC hợp nhất chọn lọc.
BCTC hợp nhất giữa niên độ (dạng tóm lược) gồm: + Bảng CĐKT hợp nhất giữa niên độ (dạng tóm lược);
+ Báo cáo KQHĐKD hợp nhất giữa niên độ (dạng tóm lược);
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất giữa niên độ (dạng tóm lược); + Thuyết minh BCTC hợp nhất chọn lọc
9.3. Trách nhiệm lập BCTC hợp nhất và phạm vi hợp nhất
- Công ty mẹ có trách nhiệm lập BCTC hợp nhất. Trường hợp công ty mẹ đồng thời là công ty con bị một công ty con khác sở hữu toàn bộ hoặc gần như toàn bộ và nếu được các cổ đông thiểu số trong công ty chấp thuận thì không phải lập và trình bày BCTC hợp nhất.
- Một công ty được coi là Công ty mẹ của một công ty khác nếu có quyền kiểm soát thông qua việc chi phối các chính sách tài chính và hoạt động nhằm thu được lợi ích kinh tế từ các hoạt động của công ty này. Công ty mẹ thường được xem là có quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của công ty con trong các trường hợp sau đây:
a) Công ty mẹ nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết trực tiếp hoặc gián tiếp ở Công ty con;
b) Công ty mẹ có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm hoặc bãi miễn đa số các thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của Công ty con;
c) Công ty mẹ có quyền bỏ đa số phiếu tại các cuộc họp của Hội đồng quản trị hoặc cấp quản lý tương đương;
d) Công ty mẹ có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của Công ty con; đ) Các nhà đầu tư khác thoả thuận dành cho Công ty mẹ hơn 50% quyền biểu quyết;
e) Công ty mẹ có quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động theo quy chế thoả thuận.
- Công ty mẹ không được loại trừ ra khỏi BCTC hợp nhất các BCTC của Công ty con có hoạt động kinh doanh khác biệt với hoạt động của tất cả các Công ty con khác trong Tập đoàn.
- Các công ty con thuộc vào các trường hợp sau không thuộc phạm vi hợp nhất: (i) quyền kiểm soát của Công ty mẹ chỉ là tạm thời vì Công ty con này chỉ được mua và nắm giữ cho mục đích bán lại trong tương lai gần (dưới 12 tháng); (ii) hoặc hoạt động của Công ty con bị hạn chế trong thời gian dài (trên 12 tháng) và điều này ảnh hưởng đáng kể tới khả năng chuyển vốn cho Công ty mẹ.
9.4. Kỳ lập, thời hạn nộp và công khai BCTC hợp nhất