III. KẾ TOÁN CÁC YÊU TỐ CỦA BCTC
2. Kế toán “Nợ phải trả”
2.4. Tài khoản kế toán sử dụng trong kế toán Nợ phải trả
Việc ghi chép và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được sử dụng các tài khoản loại 3 - Nợ phải trả, bao gồm 16 tài khoản, chia thành 4 nhóm:
Nhóm Tài khoản 31 - Nợ ngắn hạn, có 2 tài khoản:
- Tài khoản 311 - Vay ngắn hạn;
- Tài khoản 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả.
Nhóm Tài khoản 33 - Các khoản phải trả, có 7 tài khoản:
- Tài khoản 331 - Phải trả cho người bán;
- Tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước; - Tài khoản 334 - Phải trả người lao động;
- Tài khoản 335 - Chi phí phải trả; - Tài khoản 336 - Phải trả nội bộ;
- Tài khoản 337 - Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng; - Tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác.
Nhóm Tài khoản 34 - Nợ dài hạn, có 5 tài khoản:
- Tài khoản 341 - Vay dài hạn; - Tài khoản 342 - Nợ dài hạn;
- Tài khoản 343 - Trái phiếu phát hành;
- Tài khoản 344 - Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn; - Tài khoản 347 - Thuế thu nhập hoãn lại phải trả.
Nhóm Tài khoản 35 - Dự phòng, có 2 tài khoản:
- Tài khoản 351 - Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm; - Tài khoản 352 - Dự phòng phải trả.
Các tài khoản Nợ phải trả có kết cấu và nội dung phản ánh nói chung như sau:
Bên Nợ:
- Khoản Nợ phải trả giảm do đã trả tiền, đã thanh toán các khoản Nợ phải trả
- Số chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm (Do đánh giá lại các khoản Nợ phải trả bằng ngoại tệ)
Bên Có:
- Khoản Nợ phải trả tăng do mua tài sản, hàng hoá, dịch vụ chưa trả tiền, nhận một khoản vay, nợ, phát sinh nghĩa vụ phải nộp thuế, phải trả người lao động, nghĩa vụ bảo hành hàng hoá, cam kết hợp đồng, phải trả khác.
- Số chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng (do đánh giá lại khoản Nợ phải trả bằng ngoại tệ)
Các tài khoản Nợ phải trả thông thường có số dư Có.
Số dư bên Có: Phản ánh khoản Nợ phải trả hiện còn cuối kỳ. Tuy nhiên, trong
trường hợp cá biệt một vài tài khoản Nợ phải trả (như TK 331 "Phải trả cho người bán”; Tài khoản 333 "Thuế và các khoản phải nộp nhà nước"; Tài khoản 334 “Phải trả người lao động”; Tài khoản 338 “Phải trả, phải nộp khác” có thể có số dư Nợ. Số dư Nợ (nếu có) phản ánh các khoản ứng trước, trả trước cho người cung cấp hàng hoá, dịch vụ, người nhận thầu, các khoản đã trả, đã nộp lớn hơn các khoản phải trả, phải nộp. Số dư Nợ của các tài khoản Nợ phải trả sẽ được phản ánh như các khoản phải thu trên Bảng CĐKT (vào các chỉ tiêu phù hợp).
Kết cấu và nội dung phản ánh của từng tài khoản thuộc loại tài khoản Nợ phải trả (Xem Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 (Quyển I).