Áp dụng phương pháp tỷ số vào phân tích tài chính ở Công ty xây dựng khu bắc

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm áp dụng phương pháp tỷ số khi phân tích tài chính của Công Ty Xây Dựng Khu Bắc (Trang 52 - 55)

C PHÁ ƯƠNG PH P PH NT H TI H NH TRONG DOANH Í

3.Áp dụng phương pháp tỷ số vào phân tích tài chính ở Công ty xây dựng khu bắc

Công ty.

3. Áp dụng phương pháp tỷ số vào phân tích tài chính ởCông ty xây dựng khu bắc Công ty xây dựng khu bắc

3.1 Phân tích tình hình tài chính của Công ty Xây Dựng Khu bắc.

3.1.1 Các tỷ số về khả năng thanh toán.

Thông qua các tỷ số về khả năng thanh toán ta sẽ thấy được chất lượng công tác tài chính của doanh nghiệp. Tính hợp lý và hiệu quả trong việc phân bổ vốn vào các khoản mục của cơ cấu vốn trong doanh nghiệp.

Các thông số nằm trong bảng phụ lục.

Khả năng thanh toán hiện tại

Qua bảng phụ luc ta thấy trong ba năm liền tỷ số thanh toán hiện tại của Công ty đều lớn hơn 1, điều này có nghĩa là tài sản lưu động của Công ty luôn đủ để thanh toán những khoản nợ ngắn hạn. Trong năm 2001, Công ty có tỷ số thanh toán hiện hành là cao nhất 1,19 tăng 6,3% so với năm 2000.

Khả năng thanh toán nhanh

Đây là tỷ số có sự giảm xuống liên tiếp trong ba năm liền, các tỷ số giảm tương ứng là 4,2% cho thời ky 2000/2001 và 3% cho 2001/2002. Các tỷ số này đều nhỏ hơn 1. Tức là Công ty đẵ chú tỏng quà nhiều vào dự trữ nguyên vật liệu. Lý do giải thích điều này là do trong những giai đoạn này nguyên vật liệu xây dựng không ổn định, do vậy mọi công ty xây dựng đều chú trọng vào dự trữ nhằm đảm bảo ổn định cho sản xuất.

Khả năng thanh toán tức thời cho biết mối tương quan giữa tiền, tài sản có tính lỏng cao nhất và nợ ngăn hạn, phản ánh khả năng sẵn sàng đáp ứng các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp.

Trong ba năm 2000,2001,2002, khả năng thanh toán tức thời của Công ty lần lượt là 0,34; 0,74; 0,17. Nhìn chung đây là những con số khá an toàn cho Công ty thực hiện trả nợ ngay.

3.1.2 Các tỷ số về khả năng hoạt động.

Các tỷ số về khả năng hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Vốn của doanh nghiệp bao gồm vốn cố định và vốn lưu động.

Vòng quay tiền

Qua bảng phụ lục ta thấy vòng quay tiền qua các năm giảm dần và có sự thay đổi không ổn định.

Vòng quay dự trữ

Tỷ số này là cơ sở để đánh giá khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Nó cho biết số lần dự trữ được bán ra bình quân trong kỳ. Số vòng quay dự trữ càng lớn thì thời gian hàng tồn kho càng ngắn, vốn của doanh nghiệp được luôn chuyển nhanh. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với kết quả sản xuất kinh doanh và tài chính doanh nghiệp.

Qua phụ lục ta thấy vòng quay dự trữ của doanh nghiệp là không ổn định, tăng 12,5% thời kỳ 2000/2001 và giảm 26% thời kỳ 2001/2002 đây là dấu hiệu không tốt cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tronh tương lai.

Hiệu xuất sử dụng tài sản cố định phản ánh hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị, nhà xưởng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết một đồng tài sản cố định hao phí tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.

Từ bảng phụ lục ta có hiệu xuất sử dụng tài sản cố định của Công ty là không ổn định, tăng 132,5 trong giai đoạn 2000/2001 và giảm 57% trong giai đoạn 2001/2002. Đây là điều cần xem xét của Công ty trong giai đoạn 2002/2003.

Hiệu xuất sử dụng tổng tài sản

Tốc độ tăng của tổng tài sản của trong Công ty trong ba năm là: Giảm trong giai đoạn 2000/2001 là 6% và tăng 40% trong giai đoạn 2001/2002. Trong khi đó tốc độ tăng của doanh thu thuần là : Tăng 26,5% trong giai đoạn 2000/2001 và giảm 9% trong 2001/2002. Điều này sẽ đặt ra một vấn đề cho các nhà quản lý của Công ty là tại sao sự thay đổi của tổng tài sản là không cùng chiều với sự thay đổi của doanh thu thuần.

Hiệu xuất sử dụng tổng tài sản chịu ảnh hưởng của hiệu xuất sử dụng tài sản cố định và hiệu xuất sử dụng tài sản lưu động.

3.1.3 Các tỷ số về khả năng sinh lãi.

Nếu như các tỷ số tài chính trên phản ánh từng khía cạnh cụ thể liên quan đến tài chính doanh nghiệp thì các tỷ số về khả năng sinh lãi là nhóm tỷ số phản ánh tổng thể nhất kết quả sản xuất và hiệu năng quản lý của doanh nghiệp. Để đánh giá khả năng sinh lãi của doanh nghiệp cần tính đến các tỷ số sau.

Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm của Công ty như sau: Tăng 1100% trong giai đoạn 2000/2001 và giảm 933% trong giai đoạn 2001/2002.

Để hiểu rõ được nguyên nhân của tình hình trên ta cần xem xét sự thay đổi của các yếu tố trong bản báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty. Với một tốc độ tăng doanh lợi rất cao rồi lại giảm đột ngột tạo ra các thắc mắc cho các nhà đầu tư cũng như khách hàng của Công ty.

Danh lợi vốn chủ sở hữu

Doanh lợi vốn chủ sở hữu của Công ty như sau: Tăng 916% trong giai đoạn 2000/2001 và giảm 1367% trong giai đoạn 2001/2002. Để có thể thấy rõ nguyên nhân của tình hình trên ta hăy xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận vốn chủ sở hữu.

Doanh lợi tài sản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh lợi tài sản của Công ty như sau: Tăng 1100% trong giai đoạn 2000/2001 Và giảm 933% trong giai đoạn 2001/2002.

Do tỷ số này là tỷ số tổng quát nhất để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư. Từ sự tăng giảm trên ta thấy Công ty đẵ không có một tỷ số ổn định.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm áp dụng phương pháp tỷ số khi phân tích tài chính của Công Ty Xây Dựng Khu Bắc (Trang 52 - 55)