TÍ ĐẦU TIÊNMSU (ẢN TIN O)Á

Một phần của tài liệu Tổng đài điện tử số SPC EWSD Siemens Hệ thống báo hiệu số 7 (Trang 37 - 39)

MSU (BẢN TIN B O)Á FISU F CK LI FIB FSN BIB BSN F 8 16 2 6 1 7 1 7 8 B T Í ĐẦU TIÊN 37

Mỗi SU có độ dài riêng của nó và để phân chia rõ ràng giữa mỗi SU, ở đầu và cuối mỗi SU người ta dùng một chuỗi 8 bít 01111110 gọi là cờ. Để tránh hiện tượng cờ giả tức là khi xuất hiện trong tải tin ở đầu phát 8 bít 01111110 trong số liệu của các SU người ta dùng một chuỗi 8 bít chèn thêm một bít 0 sau mỗi bít 5 liên tiếp xuất hiện trong bản tin ở đầu phát và ở đầu thu, bít 0 này được lấy ra. Thông thường cờ đóng của SU này thì cũng là cờ mở của SU tiếp theo. Trong trường hợp quá tải, vài cờ liên tục được gửi.

Cờ cũng được sử dụng cho mục đích đồng chỉnh. + CK các bít kiểm tra (check - bits).

Trong các bít kiểm tra nằm trong nội dung của SU ở phía phát và được thêm vào trong đơn vị của tín hiệu theo một thuận toán đặc biệt. Thuật toán của CK nhằm thực hiện chức năng kiểm tra. Ở phía đầu thu sử dụng thuật toán để tính các bít kiểm tra rồi dùng check sum để phát hiện ra bít lỗi. Thuật toán này là đơn vị (vì nó chỉ có một giá trị đúng).

+ SIF: trường thông tin báo hiệu, trường này chỉ tồn tại trong MSU. Nó bao gồm các bản tin USER thực. Bản tin người sử dụng bao gồm địa chỉ điểm nguồn. Độ dài cực đại của bản tin là 272 byte (1 byte = 8 bít). Định dạng và mã hoá của bản tin User xác định cho từng MP. Ngoài ra SIF còn chứa các thông tin định tuyến.

+ SIO (Byte thông tin dịch vụ) chỉ tồn tại trong MSU. Nó bao gồm chỉ thị dịch vụ và chỉ thị mạng (Sub - Service) chỉ thị dịch vụ dùng liên kết bản tin tới mỗi User riêng trong MTP tại một điểm báo hiệu.

+ BSN: Trường BSN sử dụng để công nhận các đơn vị tín hiệu chẳng hạn như MSU đã được thu tại SP đích - BSN là con số thứ tự của SU được công nhận.

BSN (con số thức tự hướng ngược).

+ BIB (bít chỉ thị hướng ngược): bít này được sử dụng trong suốt thời gian sửa lỗi chung. Nó được sử dụng lại để khôi phục bản tin khi có lỗi tức là với bít này, các SU lỗi yêu cầu được phát lại để sửa lỗi.

+ FSN: con số thứ tự hướng đi (thuận).

Nó xác định liên tiếp tới từng đơn vị tín hiệu để truyền, ở phía thu nó được sử dụng cho mục đích giám sát thủ tục đúng của các SU và tránh lỗi đường truyền.

+ FIB: bít chỉ thị hướng thuận.

Bít chỉ thị này là cần thiết trong thời gian sửa lỗi sử dụng để phục hồi lại bản tin khi có lỗi. Nó chỉ thị rằng 1 SU hoàn thành việc phải gửi đi ngay lần đầu hoặc nó cũng có thể phải phát lại.

+ LI (trường chỉ thị độ dài) dùng để phân biệt 3 SU khác nhau. Nó đưa ra số byte giữa trường CK và trường LI. Trường LI bao gồm các giá trị khác nhau theo kiểu của SU.

LI = 0 đơn vị tín hiệu thay thế (FISU). 1 < FI = 2 đơn vị trạng thái đường (LSSU). 2 < LI < 63 đơn vị tín hiệu bản tin (MSU).

LI có giá trị cực đại là 62 là vì SIF có thể nhiều hơn 62 byte. + SF : trường trạng thái.

Chỉ tồn tại trong LSSU, nó chứa các chỉ thị trạng thái cho việc đồng chỉnh hướng phát và hướng thu. Với các chức năng đã miêu tả ở trên của MTP mức 2 ta có thể đi vào chi tiết các chức năng này.

Một phần của tài liệu Tổng đài điện tử số SPC EWSD Siemens Hệ thống báo hiệu số 7 (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w