Các nhân tố ảnh hưởng và biện pháp hạ giá thành sảnphẩm

Một phần của tài liệu Đề cương môn tài chính doanh nghiệp (Trang 42 - 43)

e1) Các nhân tố ảnh hưởng:

- Các nhân tố về mặt kỹ thuật công nghệ sản xuất doanh nghiệp nào nắm bắt và ứng dụng kịp thời các thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất có nhiều lợi thế trong cạnh tranh tiết kiệm chi phí trong sản xuất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Các nhân tố về mặt tổ chức sản xuất, quản lý tài chính daonh nghiệp.

- Các nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên và môi trường kinh doanh trong doanh nghiệp.

e2) Các biện pháp chủ yếu để tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.

- Thường xuyên đổi mới kỹ thuật, công nghệ sản xuất trong doanh nghiệp ứng dụng kịp thời các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

- Không ngừng hoàn thiện và nâng cao trình độ tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, trong doanh nghiệp nhằm nâng cao năng xuất lao động, tiết kiệm chi phí lao động vật tư, hạn chế tối đa các thiệt hại tổn thất trong quá trình sản xuất.

- Tăng cường hoạt động kiểm tra giám sát tài chính đối với việc sử dụng chi phí và hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp thông qua các biện pháp:

+ Lập kế hoạch chi phí, tính toán dự toán chi phí cho kỳ kế hoạch, xây dựng ý thức thường xuyên tiết kiệm chi phí, để đạt mục tiêu kinh doanh đã đề ra

+ Xác định rõ nội dung phạm vi sử dụng từng loại chi phí để có biện pháp quản lý phù hợp.

+ Đối với chi phí nguyên, nhiên, vật liệu là những khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản xuất phải xây dựng được các định mức kinh tế kỹ thuật về tiêu hao vật tư tiên tiến, phù hợp với doanh nghiệp và đặc đỉêm kinh tế kỹ thuật cho phép đồng thời kiểm tra chặt chẽ đơn gía từng loại vật tư sử dụng.

+ Đối với chi phí về lao động và tiền lương: Doanh nghiệp cần xây dựng định mức khoa học và hợp lý đến từng người từng bộ phận và định mức tổng hợp phù hợp với các quy định của

Nhà nước xây dựng đơn giá tiền lương thường xuyên kiểm tra định mức lao động, đơn giá nhằm đảm bảo tốc đô tăng năng xuất và tốc độ tăng thu nhập thực tế có một quan hệ tỷ lệ phù hợp xác định tổng quỹ lương vào đơn giá tìên lương và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp

+ Đối với chi phí bằng tiền khác các khoản chi phí phải có chứng từ hợp lệ phải gắn với kết qủa kinh doanh và không vượt quá mức khống chế tối đa theo tỷ lệ tính trên tổng chi phí.

+ Từ thực tế sử dụng và quản lý chi phí kinh doanh theo định kỳ hoặc hàng năm doanh nghiệp cần tiến hành phân tích đánh giá lại tình hình quản lý và sử dụng chi phí từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm hoặc biện pháp phù hợp để có thể tiết kiệm chi phí hạ gía thành trong kỳ tới

+ Các khoản nợ phải thu sau khi đã xoá nợ, doanh nghiệp vẫn phải theo dõi riêng trên sổ sách trên thời hạn tối thiểu là năm năm và tíêp tục có các biện pháp thu hồi nợ. Nếu thu hồi được nợ thì số tiền thu hồi sau khi trừ đi các chi phí có liên quan đến việc thu hồi nợ được hạch toán vào thu nhập bất thường.

3.3 Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận

3.3.1 Chính sách phân chia lợi nhuận và giá trị doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Đề cương môn tài chính doanh nghiệp (Trang 42 - 43)