Phân loại chi phí củadoanh nghiệp:

Một phần của tài liệu Đề cương môn tài chính doanh nghiệp (Trang 39 - 41)

b1) Theo nội dung kinh tế:

- Chi phí vật tư mua ngoài

- Chi phí tiền lương và các khoản theo lương. - Chi phí khấu hao TSCĐ

- Chi phí dịch vụ mua ngoài - Chi phí khác bằng tiền

Cách phân loại này cho thấy mức chi phí về lao động vật hoá và lao động sống trong toàn bộ chi phí SXKD, giúp doanh nghiệp lập dự toán chi phí sản xuất theo yếu tố, kiểm tra sự cân đối giữa kế hoạch cung cấp vật tư, kế hoạch lao động tiền lương, kế hoạch khấu hao TSCĐ, kế hoạch nhu cầu vốn lưu động.

b2) Theo công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh chi phí:

- Chi phí vật tư trực tiếp: Nguyên vật liệu trực tiếp dùng vào việc chế tạo sản phẩm, dịch vụ - Chi phí nhân công trực tiếp: lương, phụ cấp, trích nộp theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất.

- Chi phí sản xuất chung: chi phí ở các phân xưởng, bộ phân kinh doanh. - Chi phí bán hàng: chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí cho bộ máy quản lý doanh nghiệp

Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp có thể tập hợp chi phí và tính gía thành cho từng loại sản phẩm, quản lý chi phí tại địa điểm phát sinh nhằm khai thác khả năng hạ giá thành sản phẩm.

b3) Theo mối quan hệ giữa chi phí với quy mô SXKD:

- Chi phí cố định : là các chi phí không thay đổi ( hoặc thay đổi không đáng kể) theo sự thay đổi quy mô XSKD của doanh nghiệp như: chi phí khấu hao TSCĐ (theo thời gian), chi phí tiền lương trả cho cán bộ quản lý, chuyên gia, lãi vay phải trả, tiền thuê văn phòng, tài sản. - Chi phí biến đổi: là các chi phí thay đổi trực tiếp theo sự thay đổi của quy mô sản xuất như chi phí nguyên vật liệu, chi phí tiền lương, tiền công của công nhân trực tiếp sản xuất, chi phí hoa hồng bán hàng, chi phí dịch vụ mua ngoài như tiền điện, nước...

Cách phân loại này giúp doanh nghiệp thấy được xu hướng biến đổi từng loại chi phí theo quy mô kinh doanh, từ đó xác định được sản lượng hoà vốn cũng như quy mô kinh doanh hợp lý để đạt hiệu quả cao nhất.

3.2.2. Giá thành sản phẩm của doanh nghiệpa) Khái niệm a) Khái niệm

- Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh nghiệp đã bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất hoặc tiêu thụ 1 đơn vị sản phẩm hoặc loại sản phẩm.

- Trong phạm vi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, giá thành bao gồm:

+ Giá thành sản xuất: toàn bộ chi phí đã bỏ ra của doanh nghiệp để hoàn thành việc sản xuất sản phẩm.

+ Giá thành toàn bộ: bao gồm gía thành sản xuất của sản phẩm hàng hoá dịch vụ, đã tiêu thụ và các khoản chi phí cho việc bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp

- Trên góc độ kế hoạch hoá, giá thành sản phẩm bao gồm:

+ Gía thành kế hoạch: giá thành dự kíên thực hiện trong kỳ kế hoạch. + Giá thành thực tế: các chi phí thực tế đã thực hiện trong kỳ báo cáo - Vai trò của giá thành sản phẩm trong công tác quản lý hoạt đông kinh doanh

+ Là thước đo mức hao phí sản xuất, và tiêu thụ sản phẩm, là căn cứ để xác định hiệu quả kinh doanh, từ đó có quyết định lựa chọn phương án sản xuất và khối lượng sản xuất nhằm đạt lợi nhuận tối đa.

+ Là công cụ quan trọng để kiểm tra, giám sát chi phí hoạt động SXKD, xem xét hiệu quả của các biện pháp tổ chức, kỹ thuật, tìm ra các nguyên nhân dẫn đến phát sinh chi phí không hợp lý để có biện pháp loại trừ.

+ Là căn cứ quan trọng để xây dựng chính sách giá cả cạnh tranh đối với từng loại sản phẩm đưa ra tiêu thụ trên thị trường.

Một phần của tài liệu Đề cương môn tài chính doanh nghiệp (Trang 39 - 41)