- Thông tin về kết quả kiểm toán, các kết luận và các báo cáo theo Luật.
Giải pháp phòng ngừa, phát hiện xử lý các tiêu cực, tham những trong công tác kiểm toán của KTNN
vọng rằng, với các giải pháp trên đây sẽ có tác động tích cực vào việc đổi mới, nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả hoạt động của Đoàn KTNN, góp phần vào thành công chung của ngành KTNN.
Lê Hoàng Quân (Tạp chí Kiểm toán)
http://www.tapchiketoan.com/kiem-toan/kiem-toan-nha-nuoc/ban-giai-phap-nang-cao-chat-luong-va-day-nhanh- tien-do-cuoc-kiem-toan-cua.htmlTapchiketoan.com
Giải pháp phòng ngừa, phát hiện xử lý các tiêu cực, tham những trong công tác kiểm toán của KTNN toán của KTNN
TCKT cập nhật: 02/04/2009
Tham nhũng là một tệ nạn nguy hiểm cản trở sự phát triển bền vững của mọi tổ chức, quốc gia. Khái niệm tham nhũng được thừa nhận rộng rãi nhất là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn vì vụ lợi. Theo quan niệm truyền thống, yếu tố chức vụ quyền hạn xuất phát từ quyền lực nhà nước và vì vậy tham nhũng chỉ có trong khu vực công hoặc ít nhất là khu vực giao thoa với khu vực công, có liên hệ mật thiết với khu vực công. Theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, KTV nhà nước cũng thuộc nhóm đối tượng có nhiều nguy cơ tham nhũng. Vì vậy, trong hoạt động kiểm toán phải quan tâm đến công tác phòng, chống tham nhũng ngay từ chính hoạt động kiểm toán của KTNN. Để chất lượng kiểm toán được nâng cao trước hết phải có một đội ngũ kiểm toán viên nhà nước “nghệ tinh tâm sáng” và một cơ chế kiểm tra, giám sát các hoạt động kiểm toán một cách hiệu quả. Trên cơ sở các quy định của Đảng, Nhà nước, Luật phòng, chống tham nhũng và Luật KTNN, để phòng ngừa, phát hiện, xử lý các tiêu cực, tham nhũng trong công tác kiểm toán của KTV nhà nước, cần thực hiện tốt các giải pháp sau đây:
biến giáo dục pháp luật và cập nhật kiến thức cho đội ngũ cán bộ KTV.
Để có một đội ngũ cán bộ, KTV nhà nước đủ trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức tốt thì ngay từ khâu tuyển dụng cán bộ phải được quan tâm đúng mức, nếu tuyển chọn cán bộ không đúng tiêu chuẩn quy định sẽ dẫn đến chọn nhầm tuyển nhầm cán bộ, hậu quả sau này sẽ rất khó lường. Không những đội ngũ cán bộ này không làm được việc mà còn gây ảnh hưởng không tốt đến những cán bộ khác.
KTV nhà nước luôn hoạt động trong môi trường mang tính độc lập rất cao, thực thi nhiệm vụ chỉ trên cơ sở của pháp luật không thể có một can thiệp hoặc điều khiển trái pháp luật nào vào hoạt động kiểm toán. Vì vậy, KTV nhà nước phải là người am hiểu pháp luật và vận dụng đúng đắn vào hoạt động của mình. Để giúp KTV nắm vững và cập nhật đầy đủ về pháp luật, thì cơ quan KTNN phải luôn coi trọng công tác giáo dục, phổ biến pháp luật để đội ngũ KTV nhà nước có hiểu biết về pháp luật và cập nhật được những thông tin mới, không bị lạc hậu với các quy định của pháp luật.
Hai là, tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách, kiện toàn tổ chức, chấn chỉnh công tác quản lý của các đơn vị trực thuộc.
Các cơ chế chính sách của Đảng và nhà nước về phòng, chống tham nhũng và các quy định của ngành điều chỉnh về tổ chức và hoạt động của kiểm toán nhà nước phải được quan tâm nghiên cứu để hòan thiện, sửa đổi khi cần thiết nhằm phục vụ kịp thời cho phòng ngừa, phát hiện và xử lý vi phạm.
Ba là, thực hiện tốt công tác phòng ngừa.
Phòng ngừa tham nhũng được coi là một hình thức chống tham nhũng căn bản, nền tảng cho toàn bộ hệ thống các biện pháp chống tham nhũng. Nhận thức này hòan toàn xuất phát từ thực tiễn, phòng ngừa tham nhũng đòi hỏi ít chi phí hơn và mang lại hiệu quả rộng lớn, lâu dài hơn. Tuy nhiên, lại đòi hỏi các nỗ lực kiên trì, toàn diện từ phía các chủ thể có trách nhiệm. Có thể nói công tác phòng ngừa tham nhũng hiện nay của chúng ta còn hạn chế và chưa được chú trọng đúng mức, mới chỉ mang tính chất riêng lẻ, chưa thành hệ thống nên hiệu quả chưa cao. Để thực hiện tốt công tác phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng cần phải thực hiện các công việc sau đây:
+ Công khai minh bạch hóa hoạt động của bộ máy tổ chức là một trụ cột quan trọng trong hệ thống phòng ngừa tham nhũng. Công khai minh bạch giảm thiểu cơ hội tham nhũng, tăng cường khả năng kiểm soát và phát hiện tham nhũng. Luật Phòng, chống tham nhũng đã gành nhiều quy định cho công khai, minh bạch, đây là một thiết chế rất quan trọng giúp cho công tác phòng, chống tham nhũng được tốt và hiệu quả. Theo đó, toàn bộ hoạt động của bộ máy kiểm toán nhà nước phải được công khai, trừ những trường hợp pháp luật quy định phải giữ bí mật. Những lĩnh vực cụ thể cần được công khai, minh bạch gồm: mua sắm tài sản công, quản lý dự án đầu tư, xây dựng, tài chính và ngân sách nhà nước, huy động sử dụng các khoản đóng góp của cán bộ, công chức, nghiên cứu khoa học, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, công tác cán bộ, kế hoạch kiểm toán và bố trí sắp xếp cán bộ cho các đoàn kiểm toán…Đồng thời, Tổng KTNN hàng năm phải trả lời công khai các kiến nghị của cán bộ, công chức, chỉ được phép từ chối những vấn đề thuộc bí mật nhà nước.
+ Xây dựng, hoàn thiện và đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ, định mức, tiêu chuẩn
Thực tế cho thấy một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng tham nhũng, lãng phí tiền, tài sản nhà nước đó là hệ thống chế độ, định mức, tiêu chuẩn trong quản lý nhà nước chưa đầy đủ và hòan thiện, việc thực hiện không đúng hoặc cố ý làm trái dẫn đến vi phạm pháp luật. Vì vậy, hòan thiện và đảm bảo thực hiện đúng chế độ, định mức, tài chính là hai yêu cầu quan trọng trong phòng ngừa tham nhũng. Cùng với quy định của Luật phòng,
chống tham nhũng và các văn bản quy phạm pháp luật chuyên biệt về chế độ, định mức, KTNN cần phải xây dựng, hòan thiện và đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh chế độ, định mức, tiêu chuẩn trong các hoạt động của cơ quan; trách nhiệm pháp lý của các đối tượng vi phạm cũng được xác định rõ, góp phần răn đe cũng như tạo cơ sở pháp lý rõ ràng cho việc xử lý vi phạm về chế độ, định mức, tiêu chuẩn.
+ Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, KTV nhà nước và công khai việc luân chuyển cán bộ.
Xét một cách tổng thể, quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức và KTV nhà nước không chỉ góp phần phòng, chống tham nhũng mà còn có vai trò rất lớn trong việc xây dựng một nền quản lý nói chung và quản lý hành chính nói riêng trong sạch, liêm chính, trách nhiệm. Pháp luật hiện hành của VN đã quy định chung về những việc cán bộ, công chức phải làm cũng như những việc không được làm, cụ thể là tại Pháp lệnh cán bộ, công chức; Luật phòng chống tham nhũng; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Thực tiễn cho thấy những quy định đó còn thiếu một số nội dung quan trọng. Sự thiếu hụt thể hiện trước tiên ở việc mới chỉ quy định về mối quan hệ giữa công chức với nhà nước mà bản thân những nội dung đó cần phải được bổ sung thêm. Nghĩa vụ của công chức trong mối quan hệ đối với xã hội chưa được quy định một cách cụ thể. Luật KTNN cũng đã quy định cụ thể những việc KTV nhà nước không được làm, theo đó KTNN đang xây dựng quy tắc ứng xử của cán bộ công chức và KTV nhà nước. Đây là cơ sở rất quan trọng, giúp các cán bộ, KTV nhà nước trong thi hành công vụ, vì nghề kiểm toán là một nghề phải quan hệ tiếp xúc với rất nhiều loại đối tượng khác nhau. Việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, KTV nhà nước cũng phải được công khai hóa và thể chế bằng quy định của cơ quan để đảm bảo việc thực hiện được dân chủ, tránh mọi cơ hội để phát sinh tiêu cực tham nhũng trong công tác cán bộ.
+ Về minh bạch tải sản của cán bộ,c ông chức, KTV
Minh bạch tài sản của công chức, KTV nhà nước là một biện pháp có tác dụng phòng ngừa tham nhũng hiệu quả. Việc tài sản, thu nhập được kiểm soát chặt chẽ và minh bạch hóa sẽ triệt tiêu đáng kể động cơ tham nhũng của một bộ phận cán bộ, công chức, KTV. Bởi vì không thể che dấu tài sản tham nhũng và việc sử dụng tài sản này có nguy cơ bị phát hiện cao thì cán bộ, công chức, KTV có ý định tham nhũng sẽ phải rất đắn đó và phần lớn sẽ thay đổi ý định tham nhũng của mình. Theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng thì đối tượng phải kê khai tài sản của KTNN có cả các KTV, việc kê khai này được thực hiện hàng nă, năm 2007 cũng là năm đầu tiên thực hiện quy định này.
+ Trách nhiệm của người đứng đầu
Rõ ràng vấn đề trách nhiệm của người đứng đầu là một yếu tô quan trọng trong quản lý nhà nước nói chung và chống tham nhũng nói riêng. Việc phân định cụ thể và đảm bảo thực hiện nghiêm túc chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu sẽ giúp tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý và giảm tham nhũng, cụ thể một số nội dung chủ yếu sau:
- Phân định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức với cấp phó được giao phụ trách các lĩnh vực; theo đó người đứng đầu chịu trách nhiệm chung và chịu trách nhiệm trực tiếp đối với lĩnh vực do mình quản lý, cấp phó chịu trách nhiệm trực tiếp đối với lĩnh vực được giao phụ trách;
- Phân cấp rõ ràng cho người đứng đầu đơn vị, người đứng đầu đơn vị phải chịu trách nhiệm trực tiếp khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong đơn vị mình;
- Trực tiếp tạo cơ sở để xử lý trách nhiệm người đứng đầu trong kết luận thanh tra, kiểm toán; trong các kết luận kiểm toán, KTNN phải kết luận trách nhiệm của người đứng đầu là yếu kém trong quản lý, buồn lỏng quản lý hay
bao che cho hành vi tham nhũng;
Cụ thể đối với KTNN, trách nhiệm của người đứng đầu là Tổng đối với các đơn vị trực thuộc thì trách nhiệm trực tiếp là thủ trưởng đơn vị; đối với các đoàn kiểm toán thì trách nhiệm người đứng đầu là Trưởng đoàn kiểm toán. + Cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý và phương thức thanh toán.
Cải cách hành chính có quan hệ mật thiết và có vai trò quan trọng trong hoạt động phòng chống tham nhũng. Thực tiễn cho thấy những quốc gia có nền quản trị công tôt, minh bạch và mang tính phục vụ đều là những nước ít có tham nhũng. Hiện tại nước ta đang thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính đến năm 2010. Theo đó, KTNN cũng cần thiết phải quan tâm cải cách các thủ tục hành chính để đảm bảo bộ máy gọn nhẹ, tinh thông hoạt động và có hiệu quả cao nhất, đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Luật KTNN quy định rất cụ thể về cơ cấu, tổ chức, chắc năng, nhiệm vụ của các cấp, các chức danh từ Tổng KTNN đến kiểm toán viên nhà nước, vì vậy các cấp chính quyền phải coi trọng việc thực thi đúng quy định của pháp luật và các quy định của KTNN, tránh tình trạng phiền hà, sách nhiễu ngay trong nội bộ ngành.
Đổi mới công nghệ quản lý và phương thức thanh toán là một trong những yếu tố quan trọng để khắc phục được những sơ hở, thiếu sót trong các quy định của pháp luật, ngăn chặn được những hành vi lợi dụng để tiêu cực, tham nhũng.
Bốn là, tăng cường trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của các đơn vị trực thuộc, đoàn kiểm toán, KTV.
Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc KTNN phải tanưg cường công tác quản lý, điều hành các biện pháp kiểm soát đối với toàn bộ hoạt động của đơn vị, đặc biệt là công tác quản lý đội ngũ cán bộ, KTV của mình. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của đoàn kiểm toán thuộc đơn vị mình.
Trách nhiệm của kiểm toán trưởng:
- Kiểm toán trưởng là người chịu trách nhiệm chính về toàn bộ hoạt động của đơn vị do mình phụ trách, đặc biệt là công tác quản lý cán bộ, KTV của mình. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của đoàn kiểm toán thuộc đơn vị mình.
- Thông qua kết quả kiểm toán, nếu phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì kiểm toán trưởng phải báo cáo Tổng KTNN xem xét, quyết định chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra xem xét và xử lý theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của Trưởng đoàn kiểm toán.
- Trưởng đoàn kiểm toán trực tiếp chỉ đạo các tổ kiểm toán và KTV thực hiện kiểm toán, khi phát hiện các hành vi vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng hoặc dấu hiệu vi phạm, phải có biện pháp để ngăn chặn kip thời, nếu để xảy ra sự việc vi phạm của các KTV thì trưởng đoàn phải chịu trách nhiệm trước kiểm toán trưởng và Tổng KTNN. - Trong quá trình kiểm toán, nếu phát hiện các KTV của mình vi phạm, Trưởng đoàn kiểm toán phân loại các hành vi vi phạm như sau:
Nếu là các hành vi tham nhũng phải kiến nghi xử lý kỷ luật, hoặc có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì phải tập hợp đầy đủ các hồ sơ, tài liệu có liên quan, trong đó phân tích, đánh giá mức độ vi phạm để trình Tổng KTNN quyết định hình thức xử lý phù hợp.
Nếu là các hành vi vi phạm quy trình, quy chế thì phải có biện pháp để chấn chỉnh và xử lý kịp thời.
Trách nhiệm của tổ trưởng tổ kiểm toán
Trong quá trình thực hiện kiểm toán theo các quy trình chuyen môn, tổ trưởng có trách nhiệm quản lý, điều hành, chỉ đạo và kiểm soát các kiểm toán viên thuộc quản lý của mình, nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm thì phải tìm mọi biện pháp ngăn chặn kịp thời. Trường hợp phát hiện KTV có hành vi tham nhũng phải củng cố hồ sơ, tài liệu có liên quan báo cáo trưởng đoàn kiểm toán và kiểm toán trưởng để chỉ đạo.
Trách nhiệm của kiểm toán viên:
- KTV là người trực tiếp thực thi nhiệm vụ kiểm toán, khi phát hiệnc ó hành vi vi phạm pháp luật hoặc tham nhũng thì phải thu thập đầy đủ chứng cứ để kết luận mức độ vi phạm và kiến nghị xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Nếu bao che thì KTV phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, đồng thời cũng vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng và phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.
- KTV thực hiện kiểm toán mà vi phạm pháp luật thì phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình
Vì vậy, KTV phải luôn học hỏi, trau dồi đạo đức tác phong, gương mẫu thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các quy định của pháp luật và của KTNN.
Năm là, tăng cường kiểm tra, kiểm soát, bao gồm:
Kiểm tra, kiểm soát của lãnh đạo KTNN
Lãnh đạo KTNN có thể kiểm tra trực tiếp hệ thống kiểm soát của các đơn vị trực thuộc KTNN. Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ được giao của thủ trưởng các đơn vị trực thuộc; kiểm tra đột xuất các trưởng đoàn kiểm toán trong việc thực hiện Quy chế tổ chức và hoạt động của đoàn kiểm toán. Khi phát hiện các sai phạm của thủ trưởng các đơn vị trực thuộc, Tổng KTNN phải có biện pháp xử lý kịp thời và kiên quyết.
Kiểm tra kiểm soát của các đơn vị tham mưu
Tổng Kiểm toán nhà nước giao cho các đơn vị tham mưu giúp Tổng KTNN kiểm tra, kiểm soát hệ thống kiểm soát