Những nhân tố ảnh hởng đến công tác quản lý nhà nớc về đất đai.

Một phần của tài liệu ”Quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội” (Trang 26 - 30)

nớc về đất đai.

1- Nhân tố pháp luật:

Thực tiễn và kết quả của công cuộcđổi mới mang lại ngày càng chứng minh không thể thiếu đợc pháp luật trong đời sống xã hội. Bởi vì đờng lối của Đảng không thể thực hiện đợc nếu đờng lối đó không đợc nhà nớc thể chế thành pháp luật. Nhà nớc không thể tổ chức thực hiện đờng lối của Đảng và quản lý xã hội một cách có hiệu quả nếu không thực hiên quản lý bằng pháp luật, các quyền tự do dân chủ của công dân không thể thc hiện nếu không có pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Đảng ta xác định nhà nớc quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cờng pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nớc pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Chính vì thế cho nên pháp luật sẽ có tác động mạnh mẽ đến công tác quản lý. Một hệ thống pháp luật đồng bộ, rõ ràng, cụ thể làm cho công tác quản lý đợc hiệu quả và thuân lợi. Vì các cơ quan quản lý theo đúng pháp luật quy định mà thực hiện, không gặp những vớng mắc trở ngại nào nếu nh văn bản pháp luật đó mang tính khoa học và cụ thể. Pháp luật có ý nghĩa quan trọng đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Cơ cấu kinh tế hàng hoá nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh đa dạng cùng với các mối quan hệ sử dụng đất đai phức tạp đòi hỏi pháp luật nói chung và luật đất đai nói riêng phải tạo nên một môi trờng pháp lý thuận lợi cho hoạt động tự do kinh doanh phát triển, tạo cơ hội cho mọi ngời làm ăn sinh sống theo pháp luật. Bên cạnh đó, pháp luật còn tạo điều kiện để nhà nớc thực hiện đợc vai trò ngời điều hành nền kinh tế thị trờng, pháp luật còn là công cụ để nhà nớc kiểm tra các hoạt động kinh doanh, trừng trị các hành vi vi phạm pháp luật. Ngoài ra, pháp luật còn xác lập, củng cố và hoàn thiện những cơ sở pháp lý của nhà nớc, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý nhà nớc về đất đai nhằm phát huy cao nhất hiệu lực của cơ quan quản lý. Để đạt đợc điều đó, pháp luật phải xác định rõ các nguyên tắc tổ chức và hoạt động cũng nh thẩm quyền của cơ quan Nhà nớc. Pháp luật của nhà nớc ta hiện nay phải là cơ sở để hoàn thiện

bộ máy nhà nớc phù hợp với cơ chế mới mà trớc hết phải cải cách một bớc nền hành chính quốc gia. Nhng thực tế luật đất đai hiện nay cho thấy vẫn còn có một số hạn chế làm giảm hiệu lực của cơ quan nhà nớc. Đó là do luật đất đai đợc xây dựng trong điều kiện kinh tế đang từng bớc hoàn thiện, cha lờng trớc đợc sự chuyển biến tình hình vì vậy luật còn quy định chung chung, mặt khác việc hớng dẫn thực hiện luật còn chậm, thiếu đồng bộ và cụ thể làm cho các cấp lúng túng trong việc thi hành bởi vậy hiệu quả quản lý nhà nớc về đất đai vẫn còn thấp. Từ đó ta có thể thấy nhân tố pháp luật có tác động mạnh đến công tác quản lý đất đai. Nó có thể làm nâng cao hiệu quả hoặc làm giảm hiệu lực quản lý. Chính vì thế kiện toàn hệ thống pháp luật là vấn đề cấp bách hiện nay.

2- Nhân tố xã hội:

Nhân tố xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong tổ chức điều hành quản lý xã hội và tăng cờng chức năng quản lý của nhà nớc về mọi lĩnh vực nói chung cũng nh về lĩnh vực đất đai nói riêng. Một chính sách quản lý đất đai đúng đắn phải đề cập đến các yếu tố xã hội, từ đó nó không những làm ổn định xã hội mà còn tăng cờng vai trò quản lý của nhà nớc và cơ quan quản lý. Các yếu tố xã hội nh việc làm, xoá đói giảm nghèo, chăm sóc bảo vệ cho nhân dân, u đãi ngời có công với cách mạng, văn hoá, y tế, dân tộc … cũng ảnh hởng đến công tác quản lý nói chung và quản lý đất đai nói riêng. Giải quyết đợc việc làm sẽ góp phần đảm bảo trật tự an ninh trong xã hội, giảm bớt các tệ nạn xã hội do thiếu việc làm gây ra, điều đó sẽ thể hiện rõ bản chất của một chế độ do con ngời vì con ngời và tạo mọi điều kiện để con ngời tự do sáng tạo nuôi sống mình, đóng góp cho sự tiến bộ của xã hội. Yếu tố này làm cho công tác quản lý đất đai đợc nhẹ nhàng hơn và hiệu lực quản lý từng bớc đợc nâng cao. Bởi vì các tệ nạn xã hội đã bị giảm bớt, công bằng xã hội đợc thiết lập và đảm bảo cho cơ quan quản lý thực hiện trách nhiệm quản lý dễ dàng hơn. Việc thực hiện chính sách ngời có công với cách mạng nh tặng nhà tình nghĩa, không phải nộp tiền thuê đất … là công việc quản lý thể hiện truyền thống uống nớc nhớ nguồn của dân tộc ta. Tập trung đầu t cho giáo dục, văn hoá để nâng cao nhận thức về pháp luật cho mọi ngời là việc làm quan trọng, để cho mọi ngời thấy rõ đợc chủ trơng, đờng lối chính ssách của Đảng trong công tác quản lý. Sự ổn định về mặt xã hội là yếu tố để nâng cao hiệu quả quản lý đất đai. Một yếu tố quan trọng khác cũng có ảnh hởng đến quản lý đất đai đó là phong tục tập quán của ngời dân cũng nh tâm lý của họ trong

đời sống xã hội. Tập quán sinh sống làng xã, cộng đồng, nhiều thế hệ cùng chung sống trong một gia đình, đất đai do ông bà tổ tiên để lại không có giấy tờ hợp pháp cũng chẳng kàm cho họ bận tâm vì họ nghĩ chẳng ai có thể đuổi họ đi chỉ vì không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay sở hữu nhà ở. Mặt khác đất sử dụng lại không có chủ cụ thể do chuyển đổi từ nhiều đời không có giấy tờ chứng minh vì vậy gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nớc về đất đai nhất là ở khu vực nông thôn hiện nay.

3- Nhân tố kinh tế :

Công tác quản lý nói chung và quản lý đất đai nói riêng phải có cơ sơ vật chất kỹ thuật, máy móc hiện đại để đáp ứng cho yêu cầu quản lý hiện nay.

Đào tạo nhân lực là cốt lõi để thực hiện quản lý. Thực hiện công việc này phải có một nguồn kinh phí lớn. Sự phát triển của nền kinh tế với nhịp độ cao và ổn định tạo ra đ- ợc giá trị sản phẩm to lớn từ đó có thể tập trung nguồn lực để đầu t cho viẹc đào tạo nhân lực. Măt khác một nền kinh tế phát triển sẽ kích thích sự phát triển của khoa học công nghệ, kích thích sự phát triễn sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy chuyên môn hoá sản xuất và phân công lao động xã hội… giúp cho công tác quản lý đợc thuận lợi hơn, giảm bớt đợc những khó khăn phức tạp trong quản lý.

Việc chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trờng định hớng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nớc tác động rất lớn đến quản lý và sử dụng đất. Trên phạm vi cả nớc cũng nh ở Hà Nội, từ khi cha tiến hành đổi mới thì hầu hết đều sống dựa vào nông nghiệp là chính với việc trồng lúa, hoa màu… còn công nghiệp- dịch vụ – thơng mại vẫn còn nhỏ bé cha phát triển. Diện tích đất đợc tập trung để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản. Nhng từ khi thực hiện cơ chế mở cửa, đổi mới đối với nền kinh tế, cơ cấu kinh tế của Hà Nội cũng đã chuyển đổi theo hớng dịch vụ – công nghiệp- thơng mại- nông nghiệp. Đó là điều đáng mừng vì kết quả của sự chuyển dịch đã đóng góp không nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế. Vấn đề đặt ra là sự chuyển dịch cơ cấu nh vậy đã tác động không nhỏ tới quỹ đất của Hà Nội. Một phần lớn diện tích đất nông nghiệp đã đợc lấy đi để sử dụng cho sản xuất công nghiệp nh xây dựng các nhà máy, khu công nghiệp, sản xuất gạch ngói đồ gốm, vật liệu xây dựng… làm cho diện tích đất nông nghiệp giảm đi và nó tác động tới nguồn cung cấp lơng thực cho ngời dân. Giá cả các mặt hàng nông sản tăng lên vì nguồn cung bị ảnh hởng do đó, song song với việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì cũng cần phải chú ý đến an toàn lơng thực cho ngời dân.

Để phục vụ cho phát triển kinh tế, nhu cầu sử dụng đất cho tất cả các ngành kinh tế là rất lớn và có thể thấy rõ sự bù trừ lẫn nhau giữa các loại đất. Khi loại đất này tăng lên làm cho loại đất kia giảm đi đồng thời sẽ có một loại đất khác đợc khai thác để bù vào sự giảm đi của loại đất đó. Mọi loại đất đợc khai thác tiềm năng mạnh mẽ để phục vụ cho nhu cầu sử dụng đất mở rộng sản xuất, làm văn phòng, nhà xởng, cửa hàng dịch vụ. Sự luân chuyển đất thuận lợi sẽ là xúc tác tích cực cho các hoạt động kinh tế, là cơ sở để tạo ra các sản phẩm xã hội. Công tác quản lý đất đai cũng phải đổi mới để cho phù hợp với cơ chế kinh tế mới đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai trớc tình hình thực tế. Quá trình đổi mới kinh tế làm cho vấn đề sử dụng đất đai có nhiều biến động vì vậy không thể áp dụng mô hình quản lý cũ đợc. Việc đầu t cơ sở hạ tầng mở mang đô thị đã kàm cho gía đất tăng lên một cách đáng kể. Một con đờng mới mở do nhà nớc đầu t sẽ mang lại sự gia tăng giá trị cho các lô đất hai bên đờng. Đất nông nghiệp trớc khi cha đợc lấy để phục vụ cho phát triển đô thị thì giá đất đó chỉ tính theo giá đất nông nghiệp trong khung giá do nhà nớc ban hành, nhng khi đã chuyển sang để phục vụ cho phát triển đô thị thì giá đất đã tăng gấp nhiều lần so với trớc. Nhất là ở các khu phố có hoạt động kinh tế buôn bán sầm uất, là những trung tâm kinh tế lớn của Hà Nội thì già đất đã tăng lên gấp nhiều lần so với trớc kia. Tại các vùng ven đô trớc kia là khu nông thôn nhng hiện nay quá trình đô thị hoá đã đẩy giá đất tăng cao vùn vụt và đó cũng là nguyên nhân của nhũng cơn sốt đất trên địa bàn thành phố thời gian qua. Từ sự phân tích trên có thể thấy yếu tố kinh tế có tác động mạnh đến quản lý sử dụng đất, đến giá trị của đất nhất là trong sự phát triển kinh tế với nhịp độ cao nh hiện nay.

CHƯƠNG II: THực trạng của công tác quản lý đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu ”Quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội” (Trang 26 - 30)