Renault mua lại cổ phần của Nissan và Samsung Motor.

Một phần của tài liệu Gỉai pháp đối với hoạt động mua lại và sáp nhập xuyên quốc gia trông bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của nền kinh tế VIỆT NAM . (Trang 40 - 42)

II. TÁC ĐỘNG CỦA M&A ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

3. Renault mua lại cổ phần của Nissan và Samsung Motor.

Nissan Motor thành lập năm 1911 tại Osaka. Đầu tiên được gọi là Dat Jidosha-Seizo, năm 1933 đổi tên thành Jidosha-Seizo và cuối cùng là Nissan năm 1934. Nissan đã phát triển mạnh mẽ vào những năm 1970 khi mà nền công nghiệp ô tô Nhật Bản đang nở rộ. Nissan trở thành hãng ô tô đứng thứ hai Nhật Bản sau Toyota. Kể từ đó tham vọng của Nissan là luôn luôn theo kịp đối thủ nhưng chưa bao giờ Nissan làm được.

Trong những năm 1990 công ty phát triển rất chậm chạp, hoạt động Marketing không có tác dụng, hình ảnh công ty mờ nhạt dần. Trong suốt thập niên này công ty chỉ có lợi nhuận trong năm 1996. Nissan đứng bên bờ vực của

sự phá sản đã phải bán một phần công ty cho Renault, một nhà chế tạo ô tô Pháp năm1999.

Năm 1994 Samsung liên kết với Nissan Motor tạo ra Samsung Motor Inc (SMI). Năm 1997, sau việc đầu tư tổng thể 2 tỉ USD, SMI đã trở thành một nhà chế tạo tiêu chuẩn quốc tế. Năm 1998 Samsung Motor lăng xê sản phẩm SM5 (dựa trên sản phẩm Nissan Maxima) trong lúc cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra trên toàn quốc. Mặc dù sản phẩm SM5 đem lại thành công nhưng cũng không thể cứu được công ty gánh nổi những khoản nợ của các chi nhánh làm ăn thua lỗ, Samsung quyết định giải thể hoạt động ngành ô tô.

Renault là công ty chế tạo ô tô của Pháp được thành lập năm 1899 với tên là Renault Freres. Năm 1905, Renault trở thành nhà chế tạo số một Pháp. Năm 1913 Renault đã mở rộng xưởng chế tạo đến 136.000m2, sản xuất 4200 xe. Sau đó Renault thay đổi trong lĩnh vực sản xuất các phương tiện chuyên chở quân đội và máy bay. Renault trở thành tập đoàn công nghiệp đứng đầu ở Pháp. Năm 1945 Renault được quốc hữu hoá và trở thành mạng lưới xí nghiệp xuyên quốc gia. Đến năm 1996 công ty được tư nhân hoá.

Ngày 31/03/1999 công ty chế tạo ô tô Pháp đã mua lại 35% cổ phần của Nissan với trị giá 5,3 tỷ. Ngay sau vụ mua lại, Carlos Ghosn, nhà lãnh đạo số hai của Renault thời kỳ này đã được cử đến lãnh đạo Nissan, trở thành người Pháp đầu tiên đứng đầu một doanh nghiệp chế tạo ô tô Nhật Bản.

Sau vụ mua lại & sáp nhập này, Carlos Ghosn trở thành tổng giám đốc của Nissan và ông đã dựng lại công ty với bản kế hoạch nổi tiếng “Kế hoạch làm sống lại Nissan”. Nhờ áp dụng chính sách giảm giá thành sản xuất mà thực chất là giảm 21000 nhân viên và việc hiệp đồng với cổ đông mới của nó là Renault, Nissan đã trở thành một tập đoàn cạnh tranh tầm thế giới. Nhờ nhứng chính sách đúng đắn, L’Alliance Renault-Nissan hiện nay đã trở thành tập đoàn ô tô thứ tư thế giới. Ở Châu Âu cũng như phần còn lại của thế giới Renault Nissan là nhãn hiệu đang rất được ưa chuộng: Năm 2003, 542.592 phương tiện đã được bán. Hoạt động hiệu quả cuả nó có thể thấy qua lượng nhân công ngày càng tăng: tháng 3/2003 số lượng nhân viên của Renault Nissan trên toàn thế giới lên tới 127.625 người. Renault Nissan sử dụng khoảng 12.000 nhân viên là người Châu Âu, được phân bổ trong các ngành hoạt động đa dạng như là: dự kiến sản phẩm

mới, lập dự án, nghiên cứu và phát triển, chế tạo, logistic, bán hàng và marketing

Renault sau khi mua lại Nissan tiếp tục cứu thoát công ty Samsung Motor vào năm 2000 khi Samsung đã không thể gánh nổi những thua lỗ nặng nề của các chi nhánh. Sau việc mua lại này, Samsung Motor đổi tên thành Renault Samsung Motor và khởi động lại những hoạt động thương mại và công nghiệp. Năm 2002 với việc tung vào thị trường sản phẩm SM3, Renault Samsung đã bao phủ 10% thị trường Hàn Quốc. Năm 2004 Công ty lại tiếp tục tung sản phẩm SM7 trên thị trường xe dòng sản phẩm chất lượng cao và năm 2005 là sản phẩm SM5.

Dự định của công ty là đến năm 2007 những sản phẩm được sản xuất tại Hàn Quốc phần lớn sẽ được xuất khẩu sang Châu Âu dưới nhãn hiệu Renault.

Một phần của tài liệu Gỉai pháp đối với hoạt động mua lại và sáp nhập xuyên quốc gia trông bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của nền kinh tế VIỆT NAM . (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w