Vụ sáp nhập giữa tập đoàn tài chính J.P.Morgan Chase và ngân hàng Bank One

Một phần của tài liệu Gỉai pháp đối với hoạt động mua lại và sáp nhập xuyên quốc gia trông bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của nền kinh tế VIỆT NAM . (Trang 39 - 40)

II. TÁC ĐỘNG CỦA M&A ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

2.Vụ sáp nhập giữa tập đoàn tài chính J.P.Morgan Chase và ngân hàng Bank One

Bank One

Bank One là ngân hàng lớn thứ sáu của Mỹ, có trụ sở hoạt động tại Chicago. Ban đầu Bank One được thành lập như một công ty quản lý vốn cho City National Bank của Colombus và một vài ngân hàng khác trong đất nước. Sau đó tập đoàn Bank One đã sáp nhập với First Chicago NBO Corporation để lập nên Bank One Corporation và trụ sở được chuyển từ Colombus tới Chicago.

JP Morgan là tập đoàn tài chính đứng đầu thế giới và là một trong các ngân hàng lớn nhất ở Mĩ với số vốn sở hữu là 1200 tỉ USD và 106 tỉ đôla trị giá chứng khoán, hoạt động tại hơn 50 quốc gia. Trụ sở của hãng được đặt tại New York. Lĩnh vực hoạt động chính của tập đoàn này là đầu tư ngân hàng, dịch vụ tài chính cho người tiêu dùng và doanh nghiệp, ngoài ra còn có nghiệp vụ xử lý các giao dịch tài chính. Hiện nay tập đoàn này đang phục vụ cho khoảng hơn 90 triệu khách hàng, bao gồm cả khách hàng Mĩ và khách quốc tế.

Để đi đến quyết định sáp nhập chính thức cả hai tập đoàn này đã phải trải qua rất nhiều tranh luận. Những nhà phê bình Chicago tỏ ra lo lắng khi họ được chuyển tới NewYork, có thể họ sẽ không còn được tín nhiệm cao như khi họ còn hoạt động tại Chicago; hơn nữa chi phí phải chi trả sẽ cao hơn trong khi

hoạt động cho vay có thể không hiệu quả như trước. Phản đối lại, phía những người ủng hộ đã đưa ra lý do hết sức chính đáng rằng việc liên kết này có thể giúp tạo ra sự cạnh tranh độc quyền và điều hoà được những rủi ro tiềm ẩn nhờ vào sự liên kết sức mạnh của hai công ty. Hơn nữa bản thân giữa hai giám đốc điều hành của hai tập đoàn đã có sự đấu tranh. Jamie Diamon, nguyên giám đốc điều hành của Bank One đã đặt ra điều kiện với Harrison, giám đốc điều hành JP Morgan rằng ông sẽ bán lại Bank One với giá rẻ hơn nếu sau đó ngay lập tức ông được ngồi vào chiếc ghế giám đốc điều hành tập đoàn mới.

Ngày 15/1/2004, Bank One thông báo họ đã bán lại công ty cho J.P.Morgan Chase với trị giá là 58 tỷ USD. Vụ sáp nhập này chính thức hoàn thành vào tháng 7 năm 2004, hình thành nên một tập đoàn tài chính đứng đầu trong việc đầu tư ngân hàng, dịch vụ tài chính cho người tiêu dùng và thương nhân, xử lý giao dịch tài chính, vốn và quản lý vốn.

Đối với hai ngân hàng, lợi ích lớn nhất là họ đã có một số vốn khổng lồ nhờ sự trao đổi này. Kết hợp được cả kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động tài chính và lượng vốn khổng lồ từ hai đại gia nên tập đoàn mới đã nhanh chóng thu được thành công. Năm 2004, tập đoàn mới này đã thu về 10 tỷ đôla lợi nhuận ròng. Ngoài ra cơ cấu nhân sự của tập đoàn mới cũng có sự thay đổi để dung hòa lợi ích cho cả hai bên. Harrison trở thành chủ tịch hội đồng quản trị, còn Jamie Darmon nắm giữ chức vị tổng giám đốc kiêm giám đốc điều hành tập đoàn mới. Như vậy vụ sáp nhập không những dung hòa được lợi ích chung về kinh doanh của hai tập đoàn mà còn làm vừa lòng cả những người có nhiều lợi ích nhất của cả hai bên. Đó chính là bí quyết cho sự thành công của M&A này.

Một phần của tài liệu Gỉai pháp đối với hoạt động mua lại và sáp nhập xuyên quốc gia trông bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của nền kinh tế VIỆT NAM . (Trang 39 - 40)