- Đối với các chi phí bỏ dần trong quá trình sản xuất chế biến (chi phí vật liệu phụ
2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH Việt Minh.
Hiện nay Cty có khoảng 30 cán bộ công nhân làm việc tại bộ phận khác nhau. Bộ máy cơ cấu tổ chức được thể hiện qua sơ đồ sau:
Giám đốc Phòng Kế toán Phòng K.Doanh Phòng Kỹ thuật Xưởng Sản xuất
Để hình dung ra bộ máy quản lý của công ty hoạt động như thế nào, ta sẽ tìm hiểu nhiệm vụ và chức năng của từng ban.
Phòng tài chính kế toán:
Phòng tài chính kế toán của công ty bao gồm có 3 người, công việc cụ thể được phân bổ như sau:
-Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm về các công việc liên quan đến quỹ như lập phiếu thu, chi, thực hiện thu chi tiền, đi giao dịch với ngân hàng…
-Kế toán viên: Có nhiệm vụ quản lý kho hàng, quản lý công nợ khách hàng và cất sổ sách đi kèm, tập hợp các chứng từ liên quan để chuyển cho kế toán tổng hợp.
-Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm về kế toán tổng hợp. Đồng thời kế toán trưởng phải chịu trách nhiệm trước giám đốc và là người tham mưu cho giám đốc ra các quyết định về tài chính.
Phòng kinh doanh:
Phòng kinh doanh có nhiệm vụ chính là tìm các nguồn hàng, thực hiện các nghiệp vụ bán hàng. Đồng thời tiến hành nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu thị trường, chào hàng các mặt hàng mới, tiếp thị các công trình…
Phòng kỹ thuật:
Phòng này gồm có 2 kỹ sư. Công việc chính của họ là giám sát chất lượng và kỹ thuật các công trình, lập các bản vẽ kỹ thuật, bóc tách, lập dự toán, làm báo giá và hợp đồng…
Xưởng sản xuất được chia làm bốn tổ, trong đó có 2 tổ chuyên làm nhôm, 1 tổ làm sắt và Inox, tổ còn lại chuyên lắp cửa tự động, cửa cổng vượt…