Thanh Chơng
Sinh con đợc 6 tháng, chị Trần Thị Thanh Thuỷ ở xã Lỡng Vợng, Yên Sơn, Tuyên Quang đã phải lên bàn mổ với căn bệnh ung th tuyến giáp. Vừa nuôi con thơ dại vừa đối mặt với cái chết, với niềm tin vào khoa học, vào chính mình, chị đã chiến thắng căn bệnh ung th.
Những ngày tháng tuyệt vọng
Đầu năm 2003, khi đang mang thai đứa con thứ 2, chị Tuỷ phát hiện cókhối u lạ bên cổ. Là một bác sĩ (chị Thuỷ hiện đang công tác tại một Trung tâm y tế tỉnh Tuyên Quang) nên chị cảm giác đó là khối u bất thờng. Lập tức chị xuống Bệnh viện K trung ơng để kiểm tra nhng kết quả đó là khối u lành. Vẫn cha yên tâm, chị lại qua Khoa hạt nhân ung bớu Bệnh viện Bạch Mai kiểm tra lần nữa và kết quả vẫn là u lành.
Hai lần kiểm tra ở hai bệnh viện hàng đầu Việt Nam nh vậy, chị Thuỷ hoàn toàn yên tâm trở về quê công tác. Chị điều trị kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ để làm tiêu khối u nhng không có kết quả. Ngày ngày chị vẫn phải chống chọi với những cơn đau do khối u hành hạ: "rất đau và nhiều khi u chèn ở cổ không thở đợc". Linh cảm không phải là khối u lành nhng bụng mang dạ chửa nên chị vẫn cắn răng chịu đựng đến ngày sinh hạ. Sinh con đợc 6 tháng, chị Thuỷ không còn chịu đựng thêm đợc nữa với khối u đã phát triển to chèn ở cổ họng.
Trở lại viện K lần thứ hai chị đợc chỉ định mổ ngay vì khối u quá to. Sau mổ, chị Thuỷ và gia đình thật sự bàng hoàng khi bác sĩ cho biết chị bị ung th tuyến giáp. Điều chị lo lắng bấy lâu giờ lại là hiện thực. Chị đau đớn khi nghĩ đến đứa con bé bỏng mới 6 tháng rồi đây sẽ không còn mẹ. Từ hôm đó chị buộc phải cai sữa con để xạ trị. Tuy nhiên, vừa nằm viện đợc hai ngày chị đã trốn viện về quê phần vì nhớ con và phần vì
"sợ không chịu đợc". "Cả chục năm chăm sóc bệnh nhân, lúc đó tôi mới hiểu thế nào là tâm lý ngời bệnh. Nhìn thấy bóng dáng ngời bác sĩ mặc blu trắng là tôi khiếp đảm. Không hiểu sao tôi lại sợ bác sĩ thế", chị Thuỷ nhớ lại.
Đêm đêm tức sữa nhng con lại khát sữa khóc ngặt nghẽo, thơng con chị nh đứt từng khúc ruột. Rồi cũng vì thơng con, chị quyết định trở lại viện sớm và bắt đầu điều trị tích cực mặc cho nhiều đêm không ngủ, nớc mắt chảy dài vì nhớ thơng con nhỏ.
Niềm tin là sẽ khỏi bệnh
Những ngày nằm cách ly để xạ trị đúng là cực hình nhng chính trong hoàn cảnh đó chị Thuỷ lại trở nên mạnh mẽ lạ thờng. Mấy tháng điều trị ở viện rồi cũng trôi qua, chị lại đợc trở về bên con nhỏ với quyết tâm "phải chữa trị bằng đợc để còn nuôi con khôn lớn".
Việc đầu tiên của chị Thuỷ khi rời khỏi bệnh viện K là tìm mua tất cả các sách nói về ung th để nghiên cứu. Hết sách chị lại lên mạng, những gì liên quan đến ung th đợc chị tìm hiểu kỹ càng: "Tôi bây giờ trở thành bác sĩ ung th rồi đấy". Những bài thuốc chị hay sử dụng nhất là Bạch hoa xà và Bán tri liên. Chị cũng rất chăm uống các cây có tác dụng mát nh rau má, mã đề, diếp cá..., chị dùng các loại cây này đun lên uống thay nớc hàng ngày. Tích cực điều trị, kết hợp với tập thể dục, sức khoẻ của chị cứ tốt lên mỗi ngày.
Tởng nh bệnh ung th đã khỏi, đầu năm 2006, sau hai năm bệnh "ngủ yên" bỗng dng chị Thuỷ lại thấy xuất hiện trở lại khối u ở cổ, lần nà không phải một mà là ba cái u một lúc. Trở lại bệnh viện, bác sĩ cho biết, chị bị di căn tuy nhiên mới bị nên xạ trị sẽ có kết quả. Thế là lại phải xạ trị mấy tháng trời tại viện 108. Đến tháng 7/2007, kiểm tra lần thứ nhất, bệnh viện cho biết "không còn tế bào ung th", nếu kiểm tra lần hai có kết quả nh vậy nghĩa là khối u ác trong ngời chị đã đợc diệt tận gốc.
Tôi gặp chị Thuỷ đúng vào ngày chị nhận đợc kết quả kiểm tra định kỳ lần thứ hai từ bệnh viện 108 (ngày 12/1/2008). Cầm trên tay kết quả "không còn tế bào ung th", chị Thuỷ lại khóc, chị khóc nức nở nh một đứa trẻ. Nhng lúc này đó là những giọt nớc mắt hạnh phúc của một ngời đã vợt qua căn bệnh tử thần. Chị chỉ nói đợc một câu: "Hãy tin vào khoa học, tin vào chính mình, tin rằng sẽ khỏi rồi sẽ khỏi".
GS, TSKH Phan Sỹ An -
Khoa y học hạt nhân và ung bớu, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội:
Ung th tuyến giáp không phải là loại hay gặp nh ung th phổi, hay ung th vú nhng cũng là loại phổ biến với tỷ lệ 1 - 2 ngời/100.000 dân/năm. Ung th tuyến giáp có hai loại: loại biệt hoá chiếm đa số khoảng 80 - 90%. Loại này dễ chữa và có thể dùng từ chữa khỏi, khỏi ở đây không phải chỉ kéo dài 5 hay 7 năm mà phải hàng chục năm. Loại thứ 2 là không biệt hoá, loại này khó phát hiện và khó chữa trị.
Mỗi năm Khoa y học hạt nhân và ung bớu Bệnh nhân Bạch Mai tiếp nhận khoảng 200 trờng hợp bệnh nhân bị ung th tuyến giáp. Trong số này chúng tôi đã điều trị khỏi rất nhiều trờng hợp. Với trờng hợp chị Thuỷ, dù bệnh mới đợc trong thời gian ngắn nhng với sức khoẻ hiện tại và kết quả kiểm tra nh vậy nghĩa là chị đã khỏi bệnh. Tuy nhiên, tôi khuyên chị Thuỷ cần chú ý đến sức khoẻ và nên kiểm tra định kỳ, ban đầu là 6 tháng, sau đó là một năm rồi hai năm...