III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP
2.1.4. Giải pháp về cơ cấu quản lý
Như trên đã phân tích, hoạt động của cơ cấu bộ máy quản lý của công ty có sự trùng lặp và phải đi qua đường voang gây tốn thời gian và mất cơ hội. Trong khi đó doanh số từ hoạt động nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu lại hết sức phức tạp đòi hỏi có sự hiểu biết về thị trường quốc tế, nắm chắc nghiệp vụ ngoại thương, có bản lĩnh nghề nghiệp và đầu tư nhiều công sức. Vì vậy phải có mối liên hệ trực tiếp giữa các phòng xuất nhập khẩu của công ty với phòng kế hoạch thị trường trong công tác nghiên cứu thị trường để lập được phương án, kế hoạch kinh doanh kịp thời và hiệu quả
thêm cán bộ chuyên trách lĩnh vực này, trong đó phải qui định rõ ràng nhiệm vụ cho từng người. Phòng kế hoạch thị trường nên phân định rõ hai mảng hoạt động chính như sau:
2.2.1.1 Nghiên cứu thị trường trong nước : Bao gồm giám sát tờn bộ diễn biến về tình hình tiêu thụ, giá cả trong nước. Tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng xem mặ hàng nào được ưa chuộng, mặt hàng nào đang suy thoái. Từ đó thông qua các sông cụ phân tích thống kê đưa ra những dự báo về kế hoạch nhập khẩu từng giai đoạn
2.2.1.2 Nghiên cứu thị trường nước ngoài: Có trách nhiệm tìm kiếm các thông tin kinh doanh từ các thị trường có quan hệ, mở rộng tìm kiếm sang thị trường khác. Các thông tin thu thập cần phải cập nhật, chính xác để sử dụng một cách có hiệu quả nhất. Kết quả của quá trình nghiên cứu là phải đưa ra những bản báo cáo đầy đủ, chính xác, chiến lược kinh doanh xuất nhập khẩu để trình lên ban Giám đốc công ty
- Thành lập bộ phận chuyên trách thực hiện các hợp đồng, đơn giản hoá các thủ tục hành chính. Theo như cơ cấu quản lý của công ty, tất cả mọi hợp đồng đều phải đệ trình qua giám đốc phê duyệt, cách quản lý như vậy có ưu điểm tăng cường sự kiểm tra giám sát các phòng ban chức năng đảm bảo độ an toàn nhưng có nhược điểm là rườm rà mất thời gian, bỏ phí cơ hội, làm mất uy thế của công ty. Vì vậy công ty có thể quy định chỉ những hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu có giá trị lớn, quan trọng, những phương án kinh doanh mang tính sống còn đối với sự phát triển của công ty thì mới trình lên giám đốc phê duyệt, xin ý kiến chỉ đạo. Còn lại những hợp đọng mang tính cơ hội thì trưởng phòng cũng có thể quyết định
3. Kiến nghịđối với nh nà ước
Bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của công ty trong việc đẩy mạnh các hoạt động xuất nhập khẩu, để đạt những hiệu quả nhất định thì đòi hỏi phải có sự hỗ trợ từ phía nhà nước. Yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình kinh doanh nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng là nhà nước tạo ra hành lang pháp lý hoàn thiện và môi trường cạnh tranh lành mạnh cụ thể là: