Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến tinh bột sắn.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỚI CÔNG TY THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU HÀ NỘI (Trang 40 - 43)

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP

1.2.1 Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến tinh bột sắn.

Trước xu thế hội nhập mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước với trong những năm tới, công ty thương mại xuất nhập khẩu Hà Nội, không thể không chuyển dịch cơ cấu hoạt động sang hướng sản xuất hàng xuất khẩu thu ngoại tệ, tận dụng các chính sách ưu đãi của nhà nước, phát huy nội lực , năng lực trí tuệ của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty , phấn đấu sản xuất ra được

lớn, tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu sản xuất kinh doanhnhằm mục đích đưa công ty phát triển vững mạnh trong nền kinh tế, nhất là trong lĩnh vực xuất khẩu. Đặc biệt, công ty còn được sự chỉ đạo trực tiếp của Sở Thương mại Hà nội trong việc phát triển công nghiệp gắn kết với tiêu thụ sản phẩm, tập tung phát triển năm ngành công nghiệp chủ lực, trong đó có chế biến nông sản, thực phẩm

Sau khi nghiên cứu thị trường trong nước và thế giới, công ty nhận thấy ở Việt nam chưa có nhà máy chế biến tinh bột sắn nào có công suất lớn và chất lượng đủ tiêu chuẩn. Hơn nữa sắn là cây lương thực chủ yếu, có sản lượng đứng thứ 3 sau gạo và ngô. Vì vậy, công ty đã lập dự án xây dựng nhà máy chế biến tinh bột sắn tai Thôn Xóm Cháy, xã Liên Vũ, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình và đã được Sở Thương mại Hà Nội cũng như Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình đồng ý phê duyệt. Dự kiến nhà máy bắt đầu sản xuất vào tháng 1 năm 2004. Một số chỉ tiêu cụ thể về dự án này như sau:

- Quy mô và công suất đầu tư

+ Đầu tư xây dựng mới một nhà máy chế biến tinh bột sắn, nguyên liệu từ củ sắn tươi và sắn lát khô có công suất thiết kế ban đầu là 60 tấn sản phẩm/ 1 ngày tương đương với 12600 tấn sản phẩm/ 1 năm

+ Phát triển vùng nguyên liệu tập trung tại 20 xã huyện Lạc Sơn có diện tích khoảng 4000 ha để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến.

-Về tài chính

+ Tổng vốn đầu tư: 34.871.437.000 đồng.

Trong đó : _ Vốn cố định: 30.388.270.000 đồng 1.2.1.1 Vốn thiết bị: 21.153.997.000 đồng

1.2.1.3 Chi phí khác: 4.684.000.000 đồng _Vốn lưu động: 4.483.167.000 đồng

+ Nguồn vốn đầu tư: _ Vay vốn thương mại: 1.2.1.4 Vay ngoại tệ: 1.200.000 USD

1.2.1.5 Vay nội tệ : 1.736.389.000 đồng + Doanh thu bình quân: 31.343.184.000 đồng

+ Lợi nhuận bình quân hàng năm: 5.022.450.000 đồng -Về công nghệ:

Dự án lựa chọn phương pháp công nghệ tách ly tâm -Về dây chuyền thiết bị:

Xuất phát từ các điều kiện cụ thể như yêu cầu về chất lượng sản phẩm, thị trường truyền thống tiêu thụ sản phẩm, khả năng huy động vốn và khả năng trả nợ dự án, công ty đã lựa chọn dây chuyền sản xuất tinh bột sắn của Trung Quốc nhưng một số máy móc quan trọng trong dây chuyền sẽ được nhập mới từ châu Âu.

-Về thị trường tiêu thụ:

+ Thị trường trong nước: Công ty dự kiến sẽ cung cấp tinh bột sắn cho các ngành công nghiệp sau:

* Công nghiệp thực phẩm: Công ty mì chính MIWON ( Liên doanh VIFON – MIWON) đòi hỏi nguyên liệu tinh bột sắn khoảng 70 – 80 nghìn tấn/ 1 năm; Nhà máy bột ngọt VEDAN có nhu cầu khoảng 170 nghìn tấn/ 1 năm

* Công nghiệp dược phẩm: Nhu cầu riêng một xí nghiệp Dược phẩm Trung Ương II là 100 tấn/ 1 năm; Cả nước cần khoảng 1000 tấn/ 1 năm

* Công nghiệp giấy cần khoảng 1000 tấn/ 1 năm

+ Thị trường ngoài nước: Thông qua tiếp thị Công ty Thương mại xuất nhập khẩu Hà nội đã có những khách hàng đặt mua tinh bột sắn như:

Công ty TNHH Mậu dịch Tín Hoà - Đông Hưng – Trung Quốc mỗi tháng có thể đặt mua từ 3000 – 5000 tấn

Công ty Bắc Hải và Công ty Khai phát kinh tế biên giới Quảng Tây mỗi tháng đặt mua 5000 tấn

Công ty thực phẩm Màu xanh – Tỉnh Quảng Đông đặt mua 4500 tấn / 1 tháng

Công ty thương mại quốc tế Nguyên phát Tây An – Trung Quốc đặt mua 4000 tấn/ 1 tháng

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỚI CÔNG TY THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU HÀ NỘI (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w