Phân tích ảnh hưởng các nhân tố về sử dụng lao động

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG DOANH THU TẠI KHÁCH SẠN HOÀ BÌNH (Trang 77)

Lao động là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên mọi loại doanh thu, đó chính là những người vận hành hệ thống các hoạt động tại khách sạn mang lại sức sống và là tiềm lực mạnh mẽ nhất cho sự phát triển của khách sạn.

Doanh thu khách sạn biến động xét theo các nhân tố ảnh hưởng của lao động thì có hai nhân tố chính như sau:

- Năng suất lao động bình quân của một lao động: - Số lao động bình quân của khách sạn trong kỳ (T)

Mối quan hệ giữa doanh thu và hai nhân tố trên được biểu hiện bằng phương trình: D = w . T Ta có hệ thống chỉ số như sau: 0 0 1 0 1 0 1 1 0 1 T W T W x T W T W D D = ID = IW . IT Trong đó:

W0 , W1 : năng suất lao động trung bình kỳ gốc và kỳ nghiên cứu T0 , T1 : Số lao động bình quân kỳ gốc và kỳ nghiên cứu

D0 , D1 : Doanh thu kỳ gốc , kỳ nghiên cứu ID : Chỉ số doanh thu

IT : Chỉ số lao động bình quân - Về số tuyệt đối :

D1 - D0 =(W1 - W0 ). T1 - (T1 - T0)W0

Số liệu về tình hình sử dụng lao động tại khách sạn hoà bình năm 1996,2000 được tập hợp theo bảng sau:

Bảng 13: Tình hình sử dụng lao động trong khách sạn

Chỉ tiêu 1996 2000

1.Tổng doanh thu (triệu đồng ) 11104 11419 2. Số lao động bình quân

(người )

220 189

3. Năng suất lao động bình quân 1 lao động (triệu /người )

50,47 60,42 Từ số liệu trên ta có hệ thống chỉ số: 220 . 47 , 50 189 . 47 , 50 189 . 47 , 50 189 . 42 , 60 11104 11419 x = 1,028 = 1,197 x 0,855 Về số tuyệt đối : 315 = 1880,17 - 1564,57

Doanh thu khách sạn năm 2000 tăng so với năm 1996 là 2,8% hay 315 triệu là do:

- Năng suất lao động bình quân một lao động tăng lên 9,95 triệu/người làm doanh thu tăng lên 19,7 % hay tăng lên một lượng là 1880,7 triệu.

- Số lao động giảm đi 31 người làm doanh thu giảm đi 14,5% hay về lượng tuyệt đối giảm 1564,57 triệu.

Như vậy do mức độ tăng của năng suất lao động bình quân lớn hơn so với mức giảm của số lao động bình quân làm doanh thu tăng lên.

Trong thời đại ngày nay do sự bùng nổ của công nghệ thông tin, các phương tiện truyền thông đại chúng đóng vai trò rất tích cực trong việc cạnh tranh của các doanh nghiệp. Thông tin quảng cáo là một yếu tố rất quan trọng trong việ đưa sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng đặc biệt là đối với thị trường du lịch, quá trình quảng cáo đanhhs mạnh vào tâm lý và nhận thức của khách giúp cho khách sạn thu hút được nhiều lượng khách đến với mình ,nâng cao khả năng cạnh tranhvà doanh thu từ khách. Nhận thức được vấn đề này khách sạn Hoà Bình đã có nhiều sự đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực quảng cáo để nhằm giữ hình ảnh và mở rộng việc giới thiệu về khách sạn trên các thị trường trong nước và quốc tế.

Bảng 14: Doanh thu khách và chi phí quảng cáo giai đoạn 1996-2000

Đơn vị tính : Triệu đồng

Năm Doanh thu khách Tổng chi phí quảng cáo

1996 11104 109,8 1997 10070 90,1 1998 9259 88,0 1999 10373 114,1 2000 11419 137,0 Tổng 52225 539,0

Dựa vào số liệu và phương pháp thăm dò đồ thị, phương pháp hồi quy tương quan ta có thể miêu tả mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí quảng cáo bằng dạng hàm:

x yx =6456+37

Với:

x

y : Doanh thu hồi quy theo x x: Chi phí quảng cáo

Thông qua hàm hồi quy ta thấy mối quan hệ giữa hai đại lượng đó là cứ tăng 1 triệu đồng vào chi phí quảng cáo thì doanh thu của công ty tăng bình quân 37 triệu đồng.

5. Nghiên cứu xu hướng biến động của doanh thu khách

5.1 Nghiên cứu xu hướng biến động của doanh thu theo hàm xu thế

Để nghiên cứu xu hướng biến động của doanh thu khách sạn ta có thể dựa vào một số dạng hàm cụ thể như sau:

Đường thẳng : y = a0 + a1t Hàm Parabol: y = a0 + a1t + a2t2

Hàm bậc 3 : y = a0 + a1t + a2t2 + a3t3

(Với t : thứ tự thời gian )

Dựa trên cơ sở số liệu về doanh thu của khách sạn trong giai đoạn 1996-2000, bằng các phương pháp và chương trình thống kê ta lập được các hàm doanh thu của khách sạn với các giá trị cụ thể như sau:

Bảng 15: Các dạng hàm hồi quy của doanh thu khách giai đoạn

1996-2000

Doanh thu khách sạn biến động qua các năm là rất lớn, tốc độ phát triển không đồng đều nên hàm được sử dụng để biểu hiện xu hướng của doanh thu không thể là hàm mũ và đường thẳng. Mặt khác qua bảng kết quả ta có thể thấy hàm Parabol có tỷ số tương quan là 0,96 lớn nhất so với các hàm còn lại, đồng thời sai số mô hình của hàm Parabol là nhỏ nhất (318,99) do vậy ta có thể thấy rằng hàm Parabol: y = 13207 - 2514,55 t + 434 t2 là hàm mang tính đại biểu nhất hay doanh thu khách

Dạng hàm Hàm tuyến tính Hàm Parabol Hàm bậc 3 y =10165 +93,3 t y =13207 - 2514,5t + 434t2 y = 13615- 3086,85t + 652,89t2 - 24,25t3 Tỷ số tương quan 0,17 0,96 0,96 Sai số mô hình 974 318,99 441,64

sạn Hoà Bình trong giai đoạn 1996-2000 biến động theo xu hướng của hàm Parabol này.

5.2 Nghiên cứu biểu hiện biến động thời vụ của doanh thu khách sạn:

Đối với khách sạn do chịu ảnh hưởng mạnh của thị trường khách du lịch do đó doanh thu của khách sạn mang biểu hiện thời vụ tương đối rõ nét . Nghiên cứu biến động của doanh thu tạo cơ sở nghiên cứu thực hiện kế hoạch hoạt động giảm chi phí và đáp ứng nhu cầu thực tế dự kiến trước trong thời vụ kinh doanh .Dựa trên cơ sở số liệu thu thập thực tế ta có :

Bảng 16: Số liệu doanh thu quý của khách sạn Hoà Bình qua các

năm 1996- 2000 Năm Quí 1996 1997 1998 1999 2000 I 3604,3 3423,8 3025,3 3439,2 3842,6 II 2085 1812,6 1683,2 1942,1 2016,2 III 1912,4 1611,2 1557,4 1791,54 1866,3 IV 3502,26 3222,4 2993,1 3200,16 3693,9 Tổng 11104 10070 9259 10373 11419

Chỉ số thời vụ được tính theo công thức sau : 100 0 1 x y y Ii = Trong đó : 1

y : số trung bình các mức độ theo quý

0

y : số trung bình tất cả các mức độ trong dãy số I i : Chỉ số thời vụ quý i

áp dụng công thức tính chỉ số thời vụ ta có :

Bảng 17: Bảng chỉ số thời vụ các quí năm trong năm giai đoạn 1996-2000

Quí yi I i I 3467,04 1,328 II 1907,7 0,731 III 1747,76 0,669 IV 3322,26 1,272 Chung 2611,25 Nhận xét :

Doanh thu khách sạn biến động theo thời vụ , tập trung vào quí I và quí IV . Chỉ số thời vụ quí I và IV khá cao xấp xỉ 1,3 hay doanh thu quý I và IV vượt mạnh hơn so với doanh thu trung bình năm khoảng 1,3 lần hay tăng 30%.

Nguyên nhân là do lượng khách đến khách sạn chủ yếu là khách công vụ và khách du lịch. Thời điểm từ tháng 10 đến tháng 2 là thời điểm nghỉ đông ở các nước Châu âu do đó khách thường tập trung đi du lịch nghỉ mát, thời gian này ở Việt nam thời tiết tương đối mát mẻ, thuận lợi cho việc đi lại, tham quan các danh lam thắng cảnh, đồng thời đây là thời gian diễn ra nhiều lễ hội rất phù hợp với nhu cầu của khách du lịch quốc tế là tìm hiểu bản sắc văn hoá truyền thống của nưóc đến du lịch do đó vào thời điểm này lượng khách du lịch đến thăm quan đến thăm quan tại Hà nội nơi có truyền thống văn hoá lâu đời thường chiếm tỷ lệ lớn trong năm. Đây cũng là thời điểm diễn ra các hoạt động kinh tế sôi nổi, có nhiều cơ hội làm ăn hợp tác, thăm dò thị trường của lượng khách thương gia. Bằng các biện pháp kinh doanh của mình, khách sạn đã thu hút được lượng lớn khách du lịch đến khách sạn làm tăng doanh thu một cách rõ rệt so với các quý khác.

III. DỰ ĐOÁN DOANH THU DU LỊCH

Do biến động doanh thu trong các năm của dãy số thời gian diễn ra khá mạnh, tốc độ phát triển và lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân không đồng đều giữa các năm nên việc dự đoán theo phương pháp lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân và tốc độ phát triển bình quân là không được sử dụng, đồng

thời do sự thu thập số liệu thống còn rất nhiều hạn chế nên quá trình dự đoán đảm bảo tính chính xác thực tế gặp rất nhiều khó khăn.

Một số phương pháp thống kê vận dụng dự đoán doanh thu khách sạn Hoà Bình:

1. Dự đoán doanh thu năm 2001 bằng phương pháp ngoại suy hàm xu thế

Sự biến động của doanh thu khách sạn giai đoạn 1996 - 2000 như trên đã phân tích được biểu diễn thông qua hàm Parabol có dạng:

yi = 13027 – 2514,55.t + 434.t2

Ta có mô hình dự đoán như sau :

t L

n f n L yˆ + = ( + )+ε

Dự đoán doanh thu năm 2001 ta có L=1

y2000 = yn+1 = 13027 – 2514,55 x 6 + 434 x 36 =13563,7 (triệu đồng) Khoảng dự đoán : p L n t S y + ± α.

Với tαlà giá trị tra theo bảng t-Student, n-2 bậc tự do (n =5) và xác suất tin cậy là 0,9 ta có tα =1,638.

áp dụng công thức: Sp = Se x ) 1 ( ) 1 2 ( 3 1 1 2 2 − − + + + n n L n n = 669,9

Vậy doanh thu khách sạn Hoà Bình năm 2001 được dự đoán nằm trong khoảng :

13563,7- 1,638 x 669,9 < DT < 13563,7 + 1,638 x 669,9 (triệu đồng)

hay 12446,4 < DT < 14659,52

Thông qua bảng số liệu về chỉ số thời vụ của doanh thu khách sạn được tính ở phần trên ta có thể dự đoán doanh thu cho các quí của năm 2001 theo công thức: i i y xI y 4 2001 2001 = Trong đó : 2001 i

y : Doanh thu dự đoán quí i năm 2001 y2001 : Doanh thu dự đoán năm 2001 Ii : Chỉ số thời vụ quí i

Với doanh thu dự đoán được như trên ta có : y2001 = 13563,7 (triệu đồng).

Dựa vào công thức ta tính được bảng số liệu doanh thu dự đoán các quí năm 2001 như sau:

Bảng 18: Doanh thu dự đoán các quí năm 2001

Quí Chỉ số thời vụ ( Ii ) (lần)

Doanh thu dự đoán (triệu đồng) I 1.328 4503,15 II 0,731 2478,76 III 0,669 2268,53 IV 1,272 4313,26 Tổng 13563,7

Với khoảng dự đoán doanh thu năm 2001 như trên ta xây dựng khoảng dự đoán cho các quí năm 2001:

i t i i d xI y y xI y 4 4 2001 2001 2001 < < Trong đó:

d

y2001 : Giá trị dự đoán cận dưới của doanh thu năm 2001

t

y2001 : Giá trị dự đoán cận trên của doanh thu năm 2001

Bảng 19: Bảng dự đoán doanh thu theo khoảng của các quí năm 2001

Quí Ii

Doanh thu khách sạn (triệu đồng )

Giá trị cận dưới Giá trị cận trên

I 1,328 4132,2 4867 II 0,731 2274,6 2679 III 0,669 2081,7 2451,8 IV 1,272 3958 4661,72 Tổng 12446,4 14659,52 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Hoạch định chiến lược là một khâu hết sức quan trọng, cần thiết đối với sự phát triển lâu dài của tổ chức. Chiến lược dự kiến cần phải đáp ứng đúng nhu cầu, xu hướng thay đổi của thị trường xác định con đường mà khách sạn lựa chọn trong tương lai.

Mục tiêu của chiến lược là nghiên con đường và cách thức phát triển cho khách sạn. Nhìn chung, hướng của nó chính là thoả mãn khách hàng và thu được lợi nhuận. Tuy nhiên hai mục tiêu này không dễ dàng đồng thời đạt được. Hàng hoá dịch vụ không thể dự trữ, vì thế mặc dù dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nhưng số đầu khách lại không đủ điểm hoà vốn thì kinh doanh vẫn thua lỗ. Trong khi đó, trong kinh doanh khách sạn, có nhiều khách hay không lại không hoàn toàn nằm trong sự kiểm soát của khách sạn. Tuỳ theo mục đích chuyến đi, địa bàn Hà nội có hấp dẫn hay không mới chính là nguyên nhân chính của sự tăng hay giảm lượng khách đến thủ đô và tăng hay giảm lượng khách đến với khách sạn. Yếu tố này chi phối toàn bộ khách sạn nằm trong cùng vùng địa lý và là bài toán khó cho việc dự thảo chiến lược và kế hoạch kinh doanh của mỗi khách sạn.

Từ lý luận và thực tiễn đã nghiên cứu, thông qua các phân tích và đánh giá doanh thu của khách sạn Hoà Bình trong giai đoạn 1996-2000, luận văn xin đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao khả năng kinh doanh và xây dựng các chiến lược kinh doanh trong giai đoạn tới:

- Xây dựng và hoàn thiện tổ chức thu thập thông tin đem lại kết quả đạt chất lượng cao, tránh tình trạng chậm trễ thiếu đồng bộ để nâng cao khả năng phân tích và dự đoán nhu cầu thị trường về mọi mặt và kịp thời.

- Xây dựng chế độ báo cáo thống kê định kỳ của doanh thu và cấu thành doanh thu một cách đầy đủ hơn, không chỉ theo các năm mà còn theo các tháng, tuần và theo các loại hình hạot động khác nhau

- Đối với kế hoạch kinh doanh khách sạn:

+ Tăng cường chất lượng dịch vụ, phát triển các dịch vụ bổ sung đa dạng hoá hoạt động kinh doanh khách sạn để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của khách đặc biệt là lượng khách quốc tế, một lượng khách nắm vai trò chủ đạo mang lại doanh thu lớn cho khách sạn.

+ Mở rộng thị trường bằng việc liên kết với các đại lý lữ hành quốc tế. Tăng cường tiếp thị quảng cáo và thực hiện các chính sách cụ thể với bạn hàng nhằm khai thác tốt hơn nguòn khách quốc tế vào Việt nam.

+ Cải tiến cơ sở vật chất kỹ thuật, đội ngũ lao động cả vè số lượng và chất lượng. Hoàn thiện công tác quản lý và phát triển nguồn nhân lực tại khách sạn, nâng cao tính đồng bộ đảm bảo phục vụ khách trong điều kiện tốt nhất.

+ Chú trọng tập trung vào các mùa vụ du lịch để tránh tình trạng bị động trong kinh doanh khi thị trường có sự biến động lớn.

+ Nâng cao khả năng cạnh tranh của khách sạn đối với thị trường nội địa bằng những chính sách giá hợp lý phù hợp với điều kiện hiện tại để thu hút và phát triển thị trường mang tính chất tiềm năng này.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy cô, các cán bộ nơi em thực tập và đặc biệt là co giáo Trần Kim thu đã giúp em hoàn thành đề tài này.

Hà nội ngày 6/6/2001

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình lý thuyết thống kê - Trường ĐHKTQD 2. Giáo trình thống kê Du lịch - Trường ĐHKTQD

3. Luận án phương pháp thống kê nghiên cứu thị trường Du lịch PTS. Trần Kim Thu

4. Phân tích và dự đoán sản phẩm công nghiệp năm 1985

5. Tài liệu về tình hình phát triển du lịch Việt Nam năm 1992-1999 6. Báo cáo kinh doanh của khách sạn Hoà bình - Năm 1998

7. Bản tổng kết kết quả kinh doanh năm 1999-2000 8. Tài liệu lưu hành nội bộ của Khách sạn Hoà Bình

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG DOANH THU TẠI KHÁCH SẠN HOÀ BÌNH (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w