Ngoài các phương pháp dự đoán đã nêu còn ở trên, thống kê còn sử dụng một phương pháp tương đối quan trọng để nghiên cứu xu hướng phát triển trong tương lai. Nội dung của phương pháp này là xác định mô hình biểu diễn xu hướng biến động của hiện tượng trong tương lai có kết hợp cả hai thành phần là xu thế và thời vụ.
Phương pháp đòi hỏi số liệu tương đối đầy đủ và tính toán tương đối phức tạp
Mô hình dạng cộng như sau:
Y= a + bt + cJ Trong đó : a: tham số tự do b: hệ số hồi quy cJ: thành phần thời vụ Bảng Buys-Ballot Tháng j Nă m i 1 ... J ... M ∑ = = n j j j y T 1 i.Ti 1 T1 1.T1 ... I yij Ti i.Ti ... N Tn n.Tn j n i ij T y = ∑ =1 ∑ ∑ = = Ti Tj T S=∑iTi n T yj = j y nT1 1 = n T yj = j n T y m m = y nTm . =
Cj c1 cJ cm
Trong đó :
T: mức độ thời gian
yiJ :trị số của chỉ tiêu tháng j năm i m : số tháng trong năm
n: : số năm nghiên cứu
Từ số liệu của bảng trên, ta tính được giá trị các thamn số của phương trình theo các công thức sau:
2 1 . . + − = bnm m n T a − + − = m n m S n m n b 2 1 ) 1 ( . 12 2 − + − − = 2 1 . m j b m n T n T cj j
Từ phương trình trên với các tham số đã tính được theo bảng, ta có thể dự đoán được doanh thu du lịch của các tháng trong năm tiếp theo với t là mức độ thời gian tính từ nam đầu tiên ta nghiên cứu.
4.3 Phương pháp dự đoán chuyên gia:
Dự đoán chuyên gia là những dự đoán được dựa trên cơ sở tổng hợp và xử lý các ý kiến của chuyên gia hoặc tập thể chuyên gia, trên cơ sở thông tin vốn có của họ kinh nghiệm, cảm giác của họ.
Phương pháp chuyên gia có những ưu thế hơn hẳn khi dự đoán những hiện tượng hoặc quá trình có tầm bao quát rộng, cấu trúc nội dung phức tạp, nhiều chỉ tiêu nhân tố chi phối làm xu hướng vận động cũng như hình thức biểu hiện đa dạng, khó tiếp cận bằng con đường trực tiếp để đo đạc, tính toán thông qua công cụ chính xác.
Phương pháp chuyên gia dựa trên cơ sở xử lý có hệ thống các đánh giá dự báo thu được trong quá trình hỏi ý kiến cá nhân, tập thể hoặc các nhà chuyên môn. Cũng từ đây cái khó để áp dụng phương pháp chuyên gia là
làm thế nào để chọn được các chuyên gia có những hiểu biết nhất định đến đối tượng dự đoán và khách quan.
Phương pháp chuyên gia có nhiều hình thức tổ chức khác nhau để tiến hành dự đoán như phỏng vấn, hội đồng, chương trình, tương tác thay đổi. Trong đó phương pháp Delphi là phương pháp có nhiều ưu điểm nhất và được sử dụng phổ biến nhất. Trong phương pháp này, quá trình trưng cầu diễn ra nhiều vòng, sau mỗi vòng các ý kiến đánh giá đều được tổng hợp và xử lý. Người chủ trì sẽ thông báo lại cho các chuyên gia về kêt quả từng vòng gồm giá trị của ước lượng chung, độ tản mạn của các đánh giá và ý kiến sai lệch nhất. Trong vòng trưng cầu tiếp theo, các chuyên gia nghiên cứu, hiệu chỉnh lại đánh giá của mình. Những văn bản này được thông báo lại cho tập thể chuyên gia kèm theo các thông tin hỗ trợ khác nhằm giúp các chuyên gia hiệu chỉnh ước lượng một cách khách quan, khoa học. Quá trình cứ tiếp diễn cho đến khi tìm ra câu trả lời chung có độ hội tu cao nhất.
Phương pháp dự đoán chuyên gia là phương pháp hữu hiệu nhất và đôi khi là phương pháp duy nhất đọc sử dụng trong các trường hợp thông tin thiếu xác thực, thông tin ít được lượng hoá, đối với đối tượng phức tạp với độ chính xác không cao của môi trường hoạt động của nó, khi các phương pháp dự đoán khác không áp dụng được.
Phương pháp chuyên gia được sử dụng để dự đoán các nhân tố ảnh hưởng và xu hướng biến động của doanh thu đòi hỏi phải có đội ngũ chuyên gia hiểu biết sâu sắc về các vấn đề có liên quan đến doanh thu và lượng thông tin đầy đủ chính xác (một yêu cầu quan trọng đối với hầu hết các phương pháp nhưng trên thực tế lại không có được). Vì vây khi dự báo cần thực hiện đồng thời, kết hợp nhiều phương pháp thống kê để thu được kết quả toàn diện, tổng hợp, chính xác nhất.
CHƯƠNG III
VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG DOANH THU TẠI KHÁCH SẠN HOÀ BÌNH.
I.NGUỒN THÔNG TIN SỐ LIỆU PHÂN TÍCH DOANH THU TẠI KHÁCH SẠN HOÀ BÌNH:
Để sử dụng các phương pháp nghiên cứu doanh thu tại khách sạn Hoà Bình ta cần phải có một lượng thông tin tương đối đầy đủ và toàn diện. Các số liệu về doanh thu cần có phải được tập hợp một cách chi tiết về tổng doanh thu và các loại doanh thu khác tập hợp theo mọi mặt kết cấu mà khách sạn có được. Ngoài ra số liệu về doanh thu được tập hợp theo số liệu của các năm đồng thời cần chi tiết thêm đối với các số liệu theo các tháng, quí của từng năm để thực hiện phân tích và dự đoán. Nhưng trên thực tế hiện nay các số liệu thống kê thường không đầy đủ, chi tiết, nếu không nói là quá sơ sài, thiếu tính so sánh về không gian và thời gian. Đó là do công tác thu thập thông tin của khách sạn còn yếu kém, công tác thống kê chưa được thực hiện tốt.
Với nguồn số liệu như vậy, việc phân tích và dự đoán thống kê doanh thu gặp rất nhiều khó khăn, kết quả của nó không triệt để, các chỉ tiêu đánh giá chỉ dừng lại ở mức khái quát, thiếu chi tiết. Việc đánh giá, phân tích, dự đoán doanh thu du lịch chỉ dừng lại ở mức độ báo cáo phân tích tình hình là chủ yếu, đôi khi mang tính chất mô tả, chưa phân tích sâu sắc chi tiết. Đặc biệt khi phân tích tính thời vụ hay dự đoán doanh thu du lịch dựa vào phương pháp bảng B.B, để kết quả đạt được có chất lượng cao thường cần số liệu ít nhất là 10 năm, thậm chí là số liệu của 12 tháng của 10 năm này. Nhưng ở đây chỉ có kết quả một vài năm,và các quí trong các năm này do đó kết quả đạt được còn nhiều hạn chế.
Mặt khác do thực trạng của quá trình hoạt động kinh doanh khách sạn, tổng doanh thu tại khách sạn Hoà Bình được phân theo kết cấu như sau:
- Doanh thu về khách
- Doanh thu cho thuê văn phòng - Doanh thu khác
Xét trong một thời gian ngắn thì sự biến động của doanh thu cho thuê văn phòng và doanh thu khác là rất ít, tỷ trong hai loại doanh thu này trong kết cấu tổng doanh thu nhỏ do đó sự ảnh hưởng của nó tới sự biến động của doanh thu là nhỏ. Trong khi đó tại khách sạn Hoà Bình doanh thu khách thường chiếm tỷ lệ cao khoảng trên 80% trong tổng doanh thu của khách sạn đồng thời thường xuyên biến động mạnh qua các năm do vậy có thể thấy rằng sự biến động của doanh thu khách sẽ là nhân tố chính tác động mạnh nhất tới sự biến động của tổng doanh thu.
Các số liệu thu thập được bao gồm:
- Doanh thu khách của khách sạn theo năm từ 1996 – 2000 và doanh thu khách của khách sạn theo từng quí từ năm 1996 –2000.
- Số khách, số ngày khách từ năm 1996 –2000 - Số lao động trong khách sạn từ năm 1996 –2000
Dựa trên thực trạng về số liệu doanh thu, kết hợp với những lý luận đã trình bày ở phần 2, luận văn chỉ áp dụng một số phương pháp phân tích về doanh thu như dãy số thời gian, chỉ số và một số phương pháp dự đoán như dựa vào hàm xu thế, chỉ số thời vụ. Chương 3 tập trung nghiên cứu phân tích doanh thu khách tại khách sạn Hoà Bình với nội dung cụ thể bao gồm:
1.Phân tích biến động tổng doanh thu khách và kết cấu qua thời gian 2.Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu khách
3.Nghiên cứu xu hướng biến động của doanh thu khách 4.Dự đoán doanh thu năm 2001và các quí trong năm.
II. VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG DOANH THU KHÁCH TẠI KHÁCH SẠN HOÀ BÌNH.
1. Phân tích biến động doanh thu khách
Chỉ tiêu cơ bản để xác định kết quả hoạt động kinh doanh là chỉ tiêu doanh thu. Dựa trên kết quả doanh thu trong từng thời kỳ nghiên cứu để lập cơ sở cho việc lên các kế hoạch hoạt động trong thời gian tới.
Khách sạn Hoà Bình trong những năm vừa qua đã có nhiều sự cải tiến về cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ cấu tổ chức, lao động, chiến lược kinh doanh... nhằm làm tăng doanh thu khách, đưa hoạt động khách sạn đi vào ổn định.
Bảng 5: Tình hình biến động tổng doanh thu khách của khách sạn qua các năm được thể hiện trong bảng sau:
Năm Doanh thu khách (triệu đồng )
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối hằng năm
(triệu đồng) Tốc độ phát triển liên hoàn (lần) 1996 11104 - - 1997 10070 - 1034 0,906 1998 9259 - 1311 0,919 1999 10373 1114 1,12 2000 11419 1046 1.10 Tổng 52225
Các chỉ tiêu bình quân của dãy số: - Chỉ tiêu doanh thu bình quân:
10445 5
52225= =
y (triệu đồng)
- Chỉ tiêu lượng tăng giảm bình quân:
75 , 78 1 5 11104 11419 = − − = δ (triệu đồng )
- Chỉ tiêu tốc độ phát triển bình quân:
007 , 1 11104 11419 4 = = t hay 100,7%
Qua phân tích ta thấy doanh thu về khách bình quân hằng năm đạt 10445 (triệu đồng) giảm so với giai đoạn trước đồng thời do tình hình doanh thu biến động qua các năm là rất lớn làm cho lượng tăng giảm bình quân hằng năm không cao trung bình một năm tăng 78,75 (triệu đồng) và tốc độ phát triển trung bình một năm là 100,7%.
Năm 1997, 1998 doanh thu của khách sạn giảm đáng kể so với những năm trước, lượng tăng giảm tuyệt đối giảm hàng năm khoảng 1 tỷ đồng và tốc độ phát triển chỉ đạt khoảng 91%. Nguyên nhân do sự cạnh tranh trên thị
trường và đặc biệt do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ làm lượng khách đến với khách sạn giảm đi dẫn đến doanh thu giảm mạnh, làm cho các chỉ tiêu bình quan đạt không cao. Tuy nhiên nhờ nắm bắt được tình hình khách sạn có sự đầu tư và cải tiến kịp thời cả về cơ sở vật chất và chiến lược kinh doanh nên đã chống đỡ được những khó khăn của thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh với những khách sạn khác đặc biệt là những khách sạn 3 sao vừa được xây dựng và cải tạo trên địa bàn Hà nôị. Do vậy doanh thu tuy có giảm so với giai đoạn trước nhưng nó đang dần có xu hướng hồi phục và tăng trưởng ổn định, cụ thể năm 1999, 2000 doanh thu khách sạn tăng trưởng đều đặn hằng năm với tốc độ phát triển là khoảng 111% với lượng tăng hằng năm là trên 1 tỷ đồng. Đây là dấu hiệu đáng mừng tạo đà phát triển mạnh trong những năm tiếp theo, do đó cần phải xây dựng những chiến lược kinh doanh hợp lý để có thể phát huy hết khả năng của khách sạn và đáp ứng tốt hơn những nhu cầu trong tương lai.
2. Phân tích kết cấu doanh thu khách tại khách sạn Hoà Bình
Doanh thu của khách sạn được xem xét trên rất nhiều khía cạnh, mỗi mặt hoạt động cho ta một kết quả doanh thu khác nhau để hình thành nên tổng thể doanh thu trong năm. Đối với khách sạn Hoà Bình tổng doanh thu khách được phân theo một số dạng kết cấu chủ yếu sau đây:
Phân tích:
- Trong các loại hình dịch vụ thì doanh thu về buồng chiếm tỷ trọng cao nhất sau đó đến doanh thu ăn uống và cuối cùng là các loại doanh thu dịch vụ bổ sung.
- Doanh thu buồng có xu hướng giảm cả về số tuyệt đối và về mặt tỷ trọng theo các năm (năm 2000 chỉ đạt 5254,34 (triệu đồng) chiếm tỷ trọng 41,6% trong khi năm 1996 doanh thu buồng đạt tới 7714,3(triệu đồng) chiếm tỷ trọng 62%). Nguyên nhân của việc giảm doanh thu buồng là do trên thị trường hiện nay có sự khủng hoảng thừa về buồng làm cho công suất buồng của khách sạn không tăng cao so với những năm trước, đồng thời do sự cạnh tranh gay gắt giá buồng có xu hướng ngày càng giảm (gía buồng năm 2000 giảm hơn so với năm 96 khoảng 50%).
- Giá ăn uống và cơ cấu tiêu dùng thay đổi theo hướng tích cự đối với khách sạn. Dịch vụ ăn uống phát triển hơn và ngày càng được mở rộng đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của khách làm cho doanh thu ăn uống có xu hướng tăng lên cao hơn so với những năm trước (doanh thu ăn uống năm 2000 đạt 4908,38 (triệu đồng) chiếm tỷ trọng 40,2% trong khi năm 1996 chỉ đạt 2479,25 (triệu đồng) chiếm tỷ trọng 16% trong tổng doanh thu).
- Doanh thu bán hàng hoá chiếm tỷ lệ thấp do hiện nay ở khách sạn dịch vụ này không được khuyến khích phát triển, có quá ít các sản phẩm đặc sắc có thể cuốn hút khách nước ngoài. Do đó cần phải chú ý phát triển những sản phẩm mang nét đặc trưng của người Hà nội nhằm phục vụ mong muốn của khách du lịch và tăng khả năng hoạt động du lịch.
- Công suất hoạt động của các dịch vụ bổ sung khác của khách sạn chưa đạt được như mong muốn và không có sự biến động lớn qua các năm.
Kết cấu phân theo loại khách
Khách đến khách sạn Hoà Bình thuộc nhiều nước khác nhau từ khắp nơi trên thế giới: Nhật, Pháp, Anh, Mỹ, Việt nam..., mỗi loại khách có số lượng và xu hướng tiêu dùng khác nhau do đó doanh thu theo các khách là rất khác nhau gây ảnh hưởng khác nhau tới tổng doanh thu khách.
Trên cơ sở số liệu thu thập tại khách sạn để có thể khái quát người ta chia ra làm hai loại chính: khách quốc tế và khách trong nước. Phân tích
doanh thu theo hai loại khách phản ánh tình hình biến động doanh thu của khách và xác định vai trò của từng loại khách trong tổng doanh thu.
Phân tích:
Nhìn chung doanh thu khách quốc tế và khách trong nước có xu hướng tăng lên theo các năm nhưng xét về mặt tỷ trọng doanh thu khách quốc tế giảm còn doanh thu khách trong nước có xu hướng tăng dần.
Cụ thể:
- Năm 1996 về trước thị trường du lịch Việt nam phát triển khá mạnh, khách quốc tế đến với Việt nam với số lượng lớn, khách sạn có doanh thu khách quốc tế cao chiếm tỷ trọng khoảng 96%. Đây cũng là thời điểm khách sạn đã được với nhiều sự cải tiến về cơ sở vật chất và dịch vụ nên đã thu hút được nhiều lượng khách đến từ các nước, giá thành, chi phí cho các mặt hoạt động tương đối cao làm doanh thu từ khách quốc tế tăng lên. Khách quốc tế đóng vai trò rất quan trọng và là thị trường chính của khách sạn, khách trong nước chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số khách cũng như tổng doanh thu khách sạn khoảng 4%, khả năng chi tiêu và cơ cấu tiêu dùng đối với các loại dịch vụ thấp.
- Năm 1997, 1998: Doanh thu khách quốc tế và tổng doanh thu giảm xuống rõ rệt tuy nhiên doanh thu quốc tế vẫn chiếm tỷ trọng khá cao 95%. Nguyên nhân chủ yếu là do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ diễn ra ở Châu á vào thời điểm năm 1997 gây ảnh hưởng mạnh và trực tiếp vào thị trường du lịch vào năm 1998. Nền kinh tế các nước Châu á vào thời điểm này bị đẩy lùi