Từ năm 1990 đến năm 1998, ngành công nghiệp-thủ công ở Cộng hòa

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến thực trạng phát triển công nghiệp của nước CH DCND Lào (Trang 70 - 71)

xã hội dân chủ nhân dân Lào tập trung được một lượng vốn tương đối lớn chủ yếu tập trung vào các cơ sở vốn đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước. Tư nhân và cá thể, để đầu tư vào sản xuất công nghiệp, sản xuất ra mặt hàng để tiêu thụ trong nước và xuất nhập khẩu được một phần nào đó để đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

+ Qua quá trình nghiên cứu ta thấy được vị trí quan trọng của công nghiệp - thủ công trong nền kinh tế quốc dân nói chung và sự phát triển sản xuất ở Lào nói riêng. Ngành công nghiệp - thủ công đã thu hút được một lực lượng lao động khá lớn, tạo ra công ăn việc làm cho hàng nghìn người và nuôi sống hàng nghìn người ăn theo, chăm lo, đảm bảo cuộc sống cho họ, tạo điều kiện thuận lợi cho họ.

+ Công nghiệp - thủ công đã đáp ứng cho xã hội hàng ngàn chủng loại mặt hàng phục vụ sản xuất, xuất khẩu và tiêu dùng của thành phố, các địa phương lân cận đặt giá trị tổng sản lượng cao. Các cơ sở đã bắt đầu mạnh dạn đi vào chiều sâu, cải tiến trang thiết bị máy móc, cải tiến và mua mới dây chuyền công nghệ thay đổi quá trình sản xuất đáp ứng được phần nào của kinh tế thị trường.

+ Sản xuất ở ngành điện lực năm 1990 bao gồm 218,2 MW trong đó có điện lực bao gồm 203,8 MW và máy chạy bằng dầu hỏa có công suất là 15 MW. Tuy rằng ở Lào đang phát triển về công nghiệp điện rất mạnh nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Mạng lưới từ trung ương chưa phân bố đến địa phương, thôn xã.

+ Trong những năm vừa qua đầu tư của Nhà nước và sự đóng góp của đầu tư tư nhân trong đó kể cả đầu tư nước ngoài về công nghiệp - thủ công được cải thiện có tính tập trung và phát triển từng bước. Nổi bật nhất đó là điện lực và may đo. Điện lực đáp ứng cho đời sống và sử dụng vào sản xuất và có một phần để xuất khẩu. Việc hoàn thiện nhà máy điện đó là bước quan trọng đối với nền kinh tế Lào hiện nay.

Song song với việc phát triển điện lực để phục vụ cho toàn xã hội, Đảng và Nhà nước cũng có cơ chế mới để cải thiện ngành công nghiệp - thủ công và chế biến có nhiều doanh nghiệp, mới được thành lập để trên cả toàn quốc về công nghiệp chế biến thực phẩm và, nước giải khát và sản xuất các mặt hàng tiêu dùng khác. Đến năm 1995 ở Lào đã xây dựng hoàn thành được một xí nghiệp xi măng và sản xuất được sản phẩm vật liệu xây dựng. ngoài ra còn sản xuất một số mặt hàng cũng được thành lập trong đó có cả nhà máy lắp giáp máy móc thiết bị và một bộ phận hàng điện. Năm 1997 có hơn 2000 doanh nghiệp được thành lập, nâng tổng số doanh nghiệp - công nghiệp lên 15.931 doanh nghiệp thu hút được gồm 69.702 lao động, trong khi đó năm 1992 mới có doanh nghiệp 10.825 doanh nghiệp, năm 1995 có năng suất lao động là 56.635 lao động. Sự tăng trưởng của các doanh nghiệp này là sự góp phần tạo công ăn việc làm cho mọi người trong toàn xã hội và góp phần cho ổn định xã hội, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội nói chung và tạo điều kiện tăng thu nhập quốc dân nói riêng.

Tóm lại trong cơ chế mới thị trường hiện này ngành công nghiệp - thủ công quốc doanh và ngoài quốc doanh trên toàn quốc đã dần dần thay thế vị trí trước đây, đó là thay đổi về mặt cơ cấu quản lý Nhà nước chỉ quản lý một số doanh nghiệp. Doanh nghiệp đó là mũi nhọn của Nhà nước thì thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do Nhà nước đầu tư vốn. Đó cũng là một tất yếu khách quan, cơ sở nào năng động, biết bỏ vốn đúng lúc đúng chỗ, tiếp thị mau chóng... sẽ tồn tại trong cơ chế thị trường, được Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích phát triển.

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến thực trạng phát triển công nghiệp của nước CH DCND Lào (Trang 70 - 71)