Phân tích tình hình lao động của công nghiệp quốc doanh

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến thực trạng phát triển công nghiệp của nước CH DCND Lào (Trang 58 - 63)

b. Phân tích giá trị tổng sản lượng theo nhóm ngàn hA (Tư liệu sản xuất) và B (Tư liệu tiêu dùng): Số liệu thực tế về giá trị tổng sản lượng theo

3.3.1 Phân tích tình hình lao động của công nghiệp quốc doanh

Qua bảng trên cho ta thấy số lao động trong ngành công nghiệp từ 1990 đến 1998 tăng ( 80.010 -16522) = 63.488, tỷ trọng lao động của công nghiệp quốc doanh chiếm bình quân 89,6% lao động ngành công nghiệp. Điều đó khẳng định rõ vai trò của công nghiệp quốc doanh chi phối rất lớn số lao động và số lượng do các lao động làm ra.

Qua bảng trên ta thấy trong vòng 9 năm từ 1990 -1998 lao động của toàn bộ công nghiệp và tổ chức quốc doanh có thay đổi. Nói chung tổng thể có tăng nhưng do bước vào cơ chế thị trường cạnh tranh do vậy một số ngành phải sắp xếp lại lao động cho hợp lý và có hiệu quả hơn. Điều đó cũng khẳng định công nghiệp - tổ chức quốc doanh luôn được mở rộng nhằm giải quyết việc làm cho người lao động và làm tăng sản phẩm trong nền kinh tế quốc dân. Đó cũng là đường lối chủ trương và chính sách của đảng, Nhà nước Lào trong giai đoạn mới.

Về tốc độ phát triển của lao động công nghiệp - tổ chức quốc doanh phần lớn có xu hướng tăng đặc biệt có công nghiệp khai thác năm 1993/1992 tăng 204% công nghiệp Da năm 1993/1992 tăng 392,9%, Công nghiệp giấy và in năm 1994/1993 tăng 215,7% nhưng bên cạnh đó công nghiệp KL năm 1996/1995 giảm 27,4% năm 1998/1997 giảm 25,1%, công nghiệp sản xuất thiết bị năm 1998/1997 cũng giảm 32,7%. Còn lại các ngành công nghiệp khác đều tăng. Đây chính là chủ trương đường lối của Đảng và nhiều nước Lào nhằm tạo nhiều việc làm cho người lao động, không ngừng tăng tổng giá trị sản lượng các ngành công nghiệp.

Sau đây ta nghiên cứu tình hình lao động của công nghiệp - tổ chức quốc doanh theo cấp quản lý :

Bảng trên cho thấy trong khi lao động của toàn bộ ngành công nghiệp thay đổi không nhiều qua 8 năm, thì số lượng lao động của doanh nghiệp quốc doanh bước vào cơ chế thị trường phải tổ chức lại lực lượng lao động để kinh doanh có hiệu quả hơn, đồng thời trong giai đoạn này cũng có nhiều doanh nghiệp không làm ăn nổi đã phải đóng cửa hoặc giải thể làm cho lực lượng lao động của công nghiệp quốc doanh giảm xuống.

Về tốc độ phát triển định gốc của lao động công nghiệp thủ công quốc doanh có xu hướng giảm đi so với năm 1991 trong đó giảm nhiều là ngành công nghiệp da từ 100% năm 1991 còn 21,46%, ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá giảm từ 100% năm 1991 còn 39,84%; các ngành khác thì giảm chút ít. Trong đó ngành công nghiệp may, công nghiệp điện năng, công nghiệp sản xuất hoá chất, công nghiệp chế biến gỗ có xu hướng ngày càng gia tăng, thu hút lao động đáp ứng thêm nhu cầu việc làm của xã hội, về tốc độ phát triển lao động bảng 3.13 cho ta thấy lao động ở hầu hết các ngành đều giảm theo xu hướng chung của công nghiệp thủ công quốc doanh các ngành có tỷ trọng lớn có tốc độ giảm lao động bình quân hàng năm cao không những làm giảm tỷ trọng của chúng mà

còn ảnh hưởng rất nhiều đến lao động toàn ngành như công nghiệp nguyên vật liệu, giảm bình quân trong năm là 37,15% các ngành khác cùng đều giảm lực lượng lao động của mình. Trong đó đáng kể nhất là chế biến gỗ giảm bình quân hàng năm, giảm 31,48%. Đây là tình trạng chung của các doanh nghiệp công nghiệp quốc doanh bước vào cơ chế thị trường... Bởi vì khi chuyển sang cơ chế mới các doanh nghiệp phải tự chủ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có việc trả lương cho lao động, nếu doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, thu nhập không đủ trả lương thì sẽ phải đóng cửa hoặc người lao động sẽ bỏ đi tìm nơi làm việc khác.Vì thực tế là rất nhiều doanh nghiệp quốc doanh đã rơi vào tình trạng này dẫn đến lực lượng lao động giảm hầu hết ở các ngành trong những năm vừa qua. Trong xu thế giảm lao động chung của công nghiệp thủ công quốc doanh cùng nổi bật một số ngành đã có những biện pháp thu hút lao động thêm công ăn việc làm cho xã hội như ngành công nghiệp điện năng tăng từ 72,23% hàng năm, ngành công nghiệp máy móc thiết bị tăng từ 89,87% hàng năm, ngành sản xuất hoá chất tăng 87,16% hàng năm. Và đặc biệt là ngành công nghiệp may tăng 68,47% hàng năm, và các ngành khai thác cũng có xu hướng tăng hàng năm. Do trong những năm qua đã chủ động tạo nguồn hàng, tìm kiến thị trường, đa dạng sản xuất nhiều mặt hàng với sự đảm bảo chất lượng để đáp ứng cho xã hội ngày càng được cải thiện từng bước. Vì vậy các doanh nghiệp của ngành may không những đảm bảo được việc làm cho số công nhân hiện đang có của mình và còn thu hút thêm rất nhiều lao động góp phần giải quyết nạn thất nghiệp.

Sau đây ta nghiên cứu tình hình lao động của công nghiệp thủ công quốc doanh theo cấp quản lý ta có bảng số liệu sau:

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến thực trạng phát triển công nghiệp của nước CH DCND Lào (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w