Phân tích giá trị tổng sản lượng công nghiệp quốc doanh phân theo ngành.

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến thực trạng phát triển công nghiệp của nước CH DCND Lào (Trang 56 - 57)

b. Phân tích giá trị tổng sản lượng theo nhóm ngàn hA (Tư liệu sản xuất) và B (Tư liệu tiêu dùng): Số liệu thực tế về giá trị tổng sản lượng theo

3.2.3.Phân tích giá trị tổng sản lượng công nghiệp quốc doanh phân theo ngành.

theo ngành.

Trên toàn quốc ở Lào, công nghiệp thủ công quốc doanh có nhiều ngành tạo nên gía trị tổng sản lượng số tuyệt đối và tỷ trọng của mỗi ngành không giống nhau trong những năm qua, tỷ trọng này có nhiều thay đổi ta có thể phân thành các nhóm sau:

Nhóm 1: Là những ngành có tỷ trọng trên 10% gồm : công nghiệp điện năng (chiếm khoảng 19,62%), công nghiệp chế biến gỗ (chiếm khoảng 19,32%), công nghiệp sản xuất thuốc lá (chiếm khoảng 11,30%). Đây là những ngành có tỷ trọng lớn nên sự biến đổi này của các ngành này có ảnh hưởng rất lớn tới giá trị tổng sản lượng của công nghiệp - thủ công quốc doanh.

Nhóm 2: là những ngành có tỷ trọng nhỏ hơn 10%, trong đó có ngành công nghiệp khai thác chiếm khoảng 3,04% và có sự phát triển ổn định nói chung các ngành đều có xu hướng tăng tỷ trọng, trong đó công nghiệp may có xu hướng tăng nhanh từ 0,96% năm 1990 lên 11,7% năm 1998, sản lượng từ 565.920 triệu kip năm 1991 lên 982.500 triệu kip, công nghiệp kim loại, công nghiệp da, công nghiệp hoá chất nhìn chung có xu hướng ngày càng tăng lên và có sự ổn định nói chung các ngành đều có xu hướng tăng tỷ trọng lên. Còn ngành công nghiệp sản xuất máy móc thiết bị, công nghiệp dệt vải, công nghiệp in và giấy chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhưng có xu hướng giảm dần qua các năm như công nghiệp dệt vải: từ 0,37% năm 1990 xuống 0,2% năm 1998 do có sự cạnh tranh của thị trường nhập khẩu nhiều hơn sản xuất trong nước.

Như vậy ta thấy các ngành có tỷ trọng lớn như công nghiệp điện năng, công nghiệp sản xuất thuốc lá, công nghiệp gỗ, công nghiệp sản xuất hoá chất là hợp lý. Mặt khác công nghiệp nguyên vật liệu chíêm tỉ trọng rất nhỏ trong khi đó công nghiệp sản xuất thuốc lá lại quá cao, điều này bất hợp lý cần phải giải quyết sớm sự bất hợp lý này. Để nghiên cứu sâu hơn sự tăng trưởng của các ngành ta xem xét tốc độ tăng trưởng của chúng.

Qua bảng số liệu 3.7 trong giai đoạn 1990 - 1998 nhìn chung các ngành công nghiệp có tỷ trọng cao và những ngành công nghiệp then chốt đều có tốc độ tăng trưởng khá, năm sau cao hơn năm trước. Một số ngành do có sự độc quyền của Nhà nước và do kết quả đầu tư trước đây đã phát huy tác dụng.

Ngành công nghiệp thuộc da và sản phẩm da có tốc độ tăng trưởng cao bình quân tăng vì trước đây ngành này có sản lượng thấp, hiệu quả sản xuất kém nhưng trong các năm gần đây được đầu tư của nước ngoài và liên doanh nên đã phát huy tác dụng như giầy da nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Ngành công nghiệp có tốc độ tăng hàng năm là 67,88% đang dần nâng tỷ trọng của mình. Trong tương lai có thể tốc độ phát triển cao hơn và tỷ trọng lớn hơn. Ngành công nghiệp điện năng có tốc độ tăng trưởng hàng năm đang nâng tỷ trọng của mình tương lai có thể tốc độ phát triển cao hơn và tỷ trọng lớn hơn các công nghiệp khác do chính sách khuyến khích phát triển những ngành có kỹ thuật cao của nhà nước để tạo thành ngành mũi nhọn thúc đẩy nền kinh tế. Hiện nay ở Lào đã và đang thi công nhiều công trình để mở rộng nhà máy điện, đây sẽ là một nguồn lực quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp điện ở Lào.

Một số ngành công nghiệp quan trọng mà công nghiệp cần phải nắm hiện đang có tỷ trọng nhỏ cũng phát triển mạnh mẽ như ngành công nghiệp da có tốc độ phát triển bình quân cao , công nghiệp khai thác có tốc độ phát triển bình quân ổn định, ngành chế biến gỗ, ngành công nghiệp sản xuất máy móc thiết bị... cơ sở sản xuất gạch ngói đã chú ý tới đổi mới dây chuyền công nghệ, đã và đang mở rộng sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng ngày càng tăng nhu cầu xây dựng của thị trường.

Một số ngành biết phát huy ưu thế vốn, kỹ thuật của công nghiệp quốc doanh và tạm thời chưa bị các thành phần kinh tế khác cạnh tranh đã có tốc độ tăng cao.

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến thực trạng phát triển công nghiệp của nước CH DCND Lào (Trang 56 - 57)