Những thuận lợi khó khăn để VN nâng cao năng lực cạnh tranh của dệt may khi xuất khẩu sang thị trường EU

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường EU trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế" (Trang 50 - 54)

6 Tháng đầu năm % Thayđổ

2.2.Những thuận lợi khó khăn để VN nâng cao năng lực cạnh tranh của dệt may khi xuất khẩu sang thị trường EU

may khi xuất khẩu sang thị trường EU

2.2.1. Thuận lợi:

Thị trường EU với 27 nước thành viên, gồm hầu hết các nước châu Âu. GDP đạt gần 13.000 tỷ USD (chiếm 27% GDP thế giới); tổng kim ngạch ngoại thương đạt gần 1.400 tỷ USD (chiếm gần 20% thương mại toàn cầu). Nếu tính cả mậu dịch nội khối thì tổng kim ngạch mậu dịch là 3.092 tỷ USD (chiếm 41,4% thị phần thế giới). EU đứng đầu thế giới về xuất khẩu dịch vụ, chiếm 43,8% thị phần thế giới (gấp 2,5 lần Mỹ); đầu tư ra nước ngoài chiếm 47% FDI toàn cầu. Hiện nay, EU đang là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai thế giới, sau Hoa Kỳ. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU đạt 8,5 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2006, chiếm gần 18% tổng kim ngạch thương mại cả nước. Điều này cho thấy, EU đã và đang là một thị trường rộng lớn, đầy hứa hẹn đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trên con đường phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế.

Cùng với các Thỏa thuận về Việt Nam gia nhập WTO và Hiệp định về hàng dệt may và giày dép năm 2004; Thỏa thuận về mở cửa thị trường, trong đó có việc bỏ hạn ngạch dệt may cho Việt Nam từ 01/01/2005, quan hệ thương mại giữa EU và Việt Nam đã bước sang thời kỳ phát triển mới, mạnh mẽ và toàn diện hơn. Tổng kim ngạch buôn bán hai chiều Việt Nam - EU tăng nhanh trong các năm gần đây.

Không chỉ thế kể từ 11/01/2007, Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), khung pháp lý về thị trường thương mại, dịch vụ giữa Việt Nam và EU đã được mở hoàn toàn. Một thời kỳ mới với nhiều cơ hội và thách thức đang mở ra. Tiềm năng của thị trường EU đối với Việt Nam rất tốt.

Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đã gia nhập WTO nên mối quan hệ với các nước cũng được rộng mở hơn và được đối xử bình đẳng như các đối tác khác của EU. Đồng thời, hiện nay cùng với các nước ASEAN, trong đó Việt Nam chủ trì đàm phán với các nước EU theo định hướng xây dựng khu vực mậu dịch tự do giữa EU và các nước ASEAN. Nếu thành công, sẽ tạo điều kiện cho hàng hóa của các nước ASEAN trong đó có Việt Nam thâm nhập thị trường này.

Ngoài ra, bản thân Việt Nam là một quốc gia có nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, người lao dộng cần cù, chăm chỉ, khéo léo nếu biết tận dụng thì sẽ khai thác được lợi thế so sánh của mình.

2.2.2. Khó khăn

Thứ nhất, cùng với việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO, Việt

Nam đã nhận được các ưu đãi thương mại dành cho thành viên cũng như khả năng tiếp cận thị trường quốc tế một cách thuận lợi hơn. Đổi lại, Việt Nam cũng phải thực hiện cắt giảm một loạt thuế quan, các loại trợ cấp cũng như dỡ bỏ nhiều rào cản thương mại - những rào cản cho đến nay được dựng nên nhằm bảo vệ các doanh nghiệp trong nước trước các đối thủ nước ngoài.

Đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã vừa ký quyết định ngừng thực hiện các chế độ ưu đãi đầu tư và hỗ trợ của Nhà nước đối với ngành Dệt may, chủ yếu từ các chương trình tăng tốc Dệt may theo Quyết định 55 ( ban hành năm 2001). Như vậy, ngành Dệt may sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn khi hàng rào thuế quan bảo

hộ doanh nghiệp ở thị trường nội địa mất dần và vòng tay “bao cấp” hỗ trợ của Nhà nước không còn nữa. Hết ưu đãi cũng đồng nghĩa với việc đầu tư vào ngành dệt, nhuộm sẽ bị giảm đi rất nhiều, do đó, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu nhiều vải, nguyên liệu hơn. Như vậy, mục tiêu nội địa hoá khó thành hiện thực

Thứ hai, khó khăn không chỉ vì chấm dứt trợ cấp mà còn sẽ thất thế trước sự bành trướng của các đối thủ lớn như Trung Quốc và Ấn Độ. Dù chế độ hạn ngạch (quota) không còn tồn tại khi Việt Nam vào WTO, hàng dệt may Việt Nam có thể tiếp cận tự do thị trường Mỹ và EU, nhưng khả năng tiếp cận đến mức nào vẫn là dấu hỏi lớn, nhất là sau năm 2008, thời điểm Trung Quốc được xuất khẩu tự do trở lại hàng dệt may vào EU. Đâ y là “công xưởng dệt may” lớn nhất và rẻ nhất thế giới, và khi Trung Quốc được “tháo cũi sổ lồng” cũng là lúc các nhà xuất khẩu dệt may khác trong đó có Việt Nam phải lo ngại. Bởi Trung Quốc không chỉ là quốc gia có nguồn nhân lực khổng lồ, năng suất lao động cao mà còn tự chủ được hầu hết nguyên vật liệu và có khả năng “ôm” những đơn hàng lớn. Trung Quốc cũng là nhà xuất khẩu dệt may có khả năng “bao thầu” được hết các phẩm cấp hàng hóa từ bình dân đến cao cấp.

Thứ ba, các rào cản kĩ thuật, các biện pháp chống bán phá giá mà EU áp dụng cũng là nỗi lo với Việt Nam vì các doanh nghiệp Việt Nam tiềm lực quy mô về vốn và công nghệ còn rất kém, trình độ công nhân còn chưa cao, do đó việc đáp ứng các tiêu chuẩn của EU còn gặp nhiều khó khăn.

Thứ tư, trên thế giới còn đang phải đối mặt với tình trạng giá cả nhiên liệu tăng cao, kéo theo là giá cả nguyên vật liệu cũng như các chi phí khác phục vụ cho sản xuất cũng tăng. Điều này đặc biệt khó khăn với các doanh nghiệp Việt Nam vì nguồn nguyên phụ liệu của dệt may Việt Nam chủ yếu phải nhập khẩu.

Trước tình hình trên, để chủ động nguồn nguyên phụ liệu, thời gian qua, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cùng nhiều doanh nghiệp dệt may trong nước đã liên doanh hợp tác với nhiều tập đoàn nước ngoài để đầu tư các dự án sản xuất nguyên phụ liệu dệt may, hướng đến mục tiêu nâng tỷ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu lên 50% vào năm 2010.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong khi số dự án đầu tư vào ngành dệt may hiện nay chỉ “đếm trên đầu ngón tay” thì tốc độ triển khai các dự án cũng rất

chậm, thậm chí không ít dự án vẫn còn trên giấy. Tại khu công nghiệp dệt may Phố Nối B (Hưng Yên), tính đến nay Vinatex mới đưa vào hoạt động 3 nhà máy sản xuất chỉ khâu, dệt kim và nhuộm. Công ty liên doanh Phong Phú – ITG (Mỹ) dù đã đầu tư xây dựng khu liên hợp dệt nhuộm tại khu công nghiệp Hòa Khánh (Đà Nẵng) với tổng vốn đầu tư trên 80 triệu USD để sản xuất các loại vải cotton cao cấp xuất khẩu, nhưng đến năm 2008 mới có thể hoạt động. Ở phía Nam, cụm nhà máy do Công ty cổ phần Việt Tiến Đông Á liên kết với Tập đoàn Tung Shing (Hồng Công) xây dựng tại huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai cũng mới hoàn thành giai đoạn 1 (sản xuất lắp ráp thiết bị, linh kiện may công nghiệp). Dự kiến đến năm 2009 - 2010, liên doanh này mới tiếp tục xây dựng nhà máy sản xuất chỉ khâu (sản lượng 10 triệu cuộn chỉ/năm và nhà máy wash công nghiệp có công suất 10 triệu sản phẩm/năm) để cung cấp cho các doanh nghiệp trong nước…Đối với các dự án xây dựng trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu dệt may, đến nay vẫn chưa có trung tâm nào hoàn thành theo kế hoạch. Trong khi các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam đã có nhiều cơ sở vững chắc cho bước nhảy vọt trong xuất khẩu dệt may, thì xem ra, Việt Nam chỉ có thể nỗ lực để nâng tỷ lệ “gia công giá cao” chứ chưa thể thực hiện được việc chủ động nguồn nguyên phụ liệu theo mục tiêu đã định. Điều đó cũng có nghĩa, việc nâng chất xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam còn mất thời gian khá dài mới trở thành hiện thực.

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường EU trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế" (Trang 50 - 54)